Ở Nam Định có tới bốn hội chợ Viềng cùng diễn ra vào ngày mùng 8 tháng Giêng, đó là chợ Viềng Phủ Giày (Vụ Bản), chợ Viềng Nam Giang (Nam Trực), chợ Viềng Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng) và chợ Viềng Mỹ Trung (Mỹ Lộc). Nhưng Chợ Viềng Phủ Giầy ở Vụ Bản và chợ Viềng Nam Giang được biết đến nhiều nhất.. Bắt đầu từ chiều tối ngày mùng 7 tháng Giêng, cả hai khu chợ này đã đông đúc bởi du khách từ thập phương trở về đây vui hội. Không giống như những phiên chợ khác, mọi hoạt động mua bán tại chợ Viềng đều không mặc cả với ý nghĩa “mua may, bán rủi” các sản phẩm được đem ra ma bán chủ yếu là cây cảnh, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồ cổ, các sản phẩm đúc đồng, mỹ nghệ… Tại đây, người bán ai cũng muốn bán được sản phẩm và khách đến chợ ai cũng muốn mua một thứ gì đó.
Lễ Khai ấn đền Trần được tổ chức vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm, được người đân làng Tức Mặc tổ chức tại đền Cố Trạch và Thiên Trường và duy trì đến ngày nay. Đúng giờ tý (12 giờ đêm) buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, với ý nghĩa cầu mong “Quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị”, mọi người bước vào một năm mới mạnh khoẻ, lao động hăng say, học tập và công tác tốt.
Lễ hội phủ Dầy là một trong những lễ hội ở Nam Định nổi tiếng được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch, chính hội kéo dài từ ngày 3/3 tới 8/3 Âm lịch. Lễ hội phủ Dầy được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới công ơn của Mẫu Liễu Hạnh. Mặc dù trên khắp cả nước có nhiều nơi cũng thờ Mẫu Liễu Hạnh, nhưng tại Nam Định được tổ chức lớn nhất.
Lễ hội Đền Trần Nam Định:
Lễ hội đền Trần Nam Định: Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào tháng 15/ 8 (âm lịch) hàng năm tại Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định và Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của tổ tiên thời Trần.
Lễ hội chùa keo Hành Thiện Nam Định:
“Dù cho cha đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, diễn ra từ ngày 12 tới ngày 15 tháng 9 Âm lịch. Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức để tưởng nhớ Không Lộ Thiền sư là người đã có công lao cho sự phát triển của Phật giáo dưới thời nhà Lý. Bên cạnh đó, ông còn là người đã giúp nhân dân làm nghề bốc thuốc, làm nông nghiệp hay đúc đồng…
Lễ Hội Chùa Cổ Lễ Nam Định:
Lễ hội chùa Cổ Lễ: Lễ hội chùa Cổ Lễ được tổ chức từ ngày 13 tới ngày 16 tháng 9 Âm lịch hang năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14/9), một ngày trọng đại đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng:
“ Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”
Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân. Đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa, để hình dung sự gắn bó của Thánh với đồng đất, kênh rạch nơi đây.
Đặc sản ở Nam Định
Phở bò Nam Định
Phở bò Nam Định có nguồn gốc từ gánh hang rong của những người họ Cồ, làng Giao Cù xã Đồng Sơn, Nam Trực từ những năm 1955 – 1956, với phương thức bí truyền để tạo nên món phở bò thơm ngon nằm ở cách chế biến nước dùng, bánh phở và thịt bò cộng thêm một số gia vị khác khiến món ăn này luôn có hương vị đặc trưng khó lẫn.
Gạo tám Hải Hậu Nam Định
Gạo tám ở nước ta có ở rất nhiều nơi nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định là nổi tiếng ngon nhất nhì.. Gạo tám có hạt nhỏ, thon dài. Gạo khi nấu chín có hương vị tự nhiên, gạo dẻo mềm, săn hạt, vị ngọt đậm, ngon cơm.
Nem Nắm Giao Thủy Nam Định:
Nem nắm Giao Thủy là món ăn tuyệt vời đã vượt ra khỏi cổng làng để đi khắp mọi miền đất nước. Nem năm được làm từ bì, thịt lợn trộn thính và gia vị, rồi được nắm lại trong lá sung. Điều đặc biệt nhất làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính. Thính phải làm từ gạo tám th. Gạo đem ngâm trong nước qua một đêm, sau đó đem rang lên rồi xay thành bột, có màu vàng ngà ngà, thơm phức, vị ngậy là đạt chuẩn. Khi thưởng thức món nem này sẽ cảm thấy vị hơi chua của thịt lên men, vị ngọt của thịt kèm vị thơm của thính rang, nhưng cũng ko hề bị hôi vì có: tỏi, lá sung, lá đinh lăng.
Cá nướng úp chậu Nam Định:
Cá nướng úp chậu thường xuất hiện trên mâm cỗ Tết của người Nam Định. Điều thú vị là tên gọi đặc biệt này xuất phát từ cách chế biến độc đáo của món ăn. Cá sau làm sạch được cho vào chậu nhôm rồi tẩm ướp gia vị. Dưới lót thêm lớp rơm, lá chuối với hàng gạch vây xung quanh. Sau đó, người ta đốt nóng xung quanh chậu liên tục 30 phút. Tiếp theo, người làm lại phủ kín trấu lên mặt chậu rồi đốt thêm trong 4-5 tiếng/ Để cá chín từ trong ra ngoài, không bị cháy, lửa cần được kiểm soát sao cho đều. Kết thúc quá trình, lớp cá có màu nâu nhạt đẹp mắt, béo ngậy, thơm lùng.
Bánh nhãn Hải Hậu Nam Định:
Bánh nhãn Hải Hậu: Bánh nhãn nhưng không phải được làm từ quả nhãn. Bánh chỉ được làm từ bột nếp quyện với trứng rồi chiên lên. Bánh nhãn có màu vàng óng, tròn như long nhãn, ăn giòn tan, hơi ngòn ngọt và bùi bùi.
Kẹo lạc Sìu Châu Nam Định:
Kẹo lạc Sìu Châu đã có từ gần hai thế kỷ nay, kẹo Sìu Châu đã trở nên nổi tiếng mọi miền đất nước. Kẹo Sìu châu được làm từ : lạc, vừng, đường, mạch nha. Sau khi ra lò, kẹo có sắc nâu hồng và trong như hổ phách, ăn giòn tan, thơm bùi vị lạc, ngọt đậm để lại dư vị khó quên. Đặc biệt, kẹo không hề có mùi hôi của dầu lạc, để lâu không ỉu. Mỗi thanh kẹo xù xì được bao trong vỏ bột nếp có tác dụng vừa chống ẩm vừa để ủ cho kẹo lên hương.
Kẹo dồi Nam Trực Nam Định:
Kẹo dồi Nam Trực: Kẹo dồi có lớp vỏ màu trắng đục khoác bên ngoài được làm mía đường đun thành mạch nha, rất giòn và ngọt nhưng không quá gắt. Bên trong lớp áo trắng là phần nhân gồm: lạc rang nên rất thơm.
Bánh gai Nam Định:
Bánh Gai Nam Định: Lá gai và gạo nếp chính là yếu tố để có được món bánh gai, được phối hợp với là phần nhân bánh làm từ hỗn hợp đỗ xanh, lạc, sen, cùi dừa, và vừng trắng đã được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến qua nhiều công đoạn. Sau đó đem tất cả gói trong lá chuối khô và cho lên hấp. Tất cả những nguyên liệu này đã tạo nên một hương vị truyền thống ngon ngọt, đậm đà khó quên.
Chuối Ngự Chợ Rồng Nam Định:
Chuối Ngự chợ Rồng Chuối ngự quả nhỏ, thuôn dài, vỏ mỏng, ăn thơm và ngon ngọt tự nhiên hơn nhiều so với các loại chuối thông thường. Chuối ngự bày bán theo buồng, buồng to chỉ dăm bảy nải. Người mang đi xa thì chọn phần quả còn xanh, người nhà gần thì chọn buồng chuối chín. Nải chuối Ngự được coi là ngon quả nhỏ, thon đều, vỏ chuối mỏng, mỡ màng, sắc vàng rộm tự nhiên, hương thơm dịu nhẹ và nhất thiết mỗi đầu núm chuối vẫn giữ nguyên được cọng râu dài.
Các làng nghề truyền thống:
Làng dệ Cổ Chất Nam Định:
Làng Cổ Chất xã Phương Đình, Trực Ninh, Nam Định, nằm bên dòng sông Ninh Cơ. Đây là làng nghề truyền thống từ lâu đời có nghề nuôi tằm, trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng khắp cả nước. Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành một làng nghề nổi tiếng khắp vùng miền gần xa. Mỗi gia đình ở đấy này có thể ví như một lò ươm tơ. Ngày nay, làng nghề đã bị mai một đi nhiều, chỉ còn ít hộ còn giữ được quy trình chế biến thủ công.
Làng nghề làm khăn xếp Giáp Nhất Nam Định:
Làng nghề khăn xếp Giáp Nhất: Thôn Giáp Nhất, Nam Trực cách thành phố Nam Định hơn 20km về phía Tây Nam. Không ai còn nhớ làng Giáp Nhất có nghề làm khăn từ bao giờ và cũng không ai nhớ ông tổ của nghề là ai. Người dân chỉ biết ông cha cứ đời này qua đời khác truyền lại cho con cháu sau này. Cho đến ngày nay Giáp Nhất vẫn là nơi “giữ hồn Việt” vào những chiếc khăn xếp.
Làng nghề đúc đồng Tống Xá Nam Định:
Làng nghề đúc đồng Tống Xá làng nghề đúc đồng truyền thống Tống Xá thuộc địa phận xã Yên Xá trước đây, nay thuộc thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Đây được coi là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với bề dày phát triển đã 903 năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các thế hệ nghệ nhân đúc đồng Tống Xá tài hoa đã và đang tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo có mặt khắp cả nước.
Phường rối nước làng Rạch:
Rối nước làng Rạch hình có vào khoảng năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755) do nghệ nhân Mai Văn Kha đứng ra tổ chức. Gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, những người nông dân nơi đây đã sáng tạo ra những con trò ngộ nghĩnh mang đầy tính sáng tạo. Phường rối nước làng Rạch đến nay đã trải qua 7, 8 thế hệ cha truyền con nối. Nghệ thuật rối nước của làng đã vượt qua khuôn khổ ao làng, được vinh dự mời đi biểu diễn khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc, sang cả các nước như: Pháp, Thụy Điển và một số nước Tây Âu…