Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam là quá trình hình thành, phát triển của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh "vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân". Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Ngày 22/12/1944 Thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Lễ thành lập được tổ chức tại rừng Trần Hưng Đạo núi Sam Cao thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sĩ. Đây là tổ chức quân sự được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên trong chỉ thị thành lập bác Hồ gửi cho ông Giáp lúc bấy giờ: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự
Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Đây là 2 đồn nhỏ có khoảng 20 lính do 1 - 2 người pháp chỉ huy tại xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng
Ngày 15 /05/1945 Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân
Ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) tức khu ATK định hóa diễn ra lễ sáp nhập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Chu Văn Tấn là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên.
Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội...
Năm 1949 hầu hết các đơn vị bộ đội chủ lực lần lượt được thành lập tại Việt Bắc. (khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái ). Và từ sau năm 1949, nhiều đơn vị được huấn luyện tại các doanh trại của Trung Quốc ở bên kia biên giới. 261 chuyên gia Trung Quốc vào Việt Nam vào tháng 7 năm 1950 để thực hiện nhiệm vụ cố vấn.. Bộ đổi chủ lực đầu tiên là Liên Trung đoàn 308 được thành lập vào tháng 8 năm 1949. Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh. Một vài trung đoàn trong số này còn tồn tại đến nay.
Từ giai đoạn 1948–1949, một lực lượng bản xứ đã được thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam. Quân đội này được thành lập dựa trên Hiệp định quân sự giữa Pháp và chính phủ Quốc gia Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp Pháp) bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của chính quyền Bảo Đại. Tuy nhiên, quyền quyết định tối cao trên chiến trường vẫn thuộc về người Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam tham chiến cùng quân đội Pháp chống lại quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này.
Để tránh nhầm lẫn với quân đội của Bảo Đại, bắt đầu từ giai đoạn này quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dần chuyển sang sử dụng danh xưng Quân đội nhân dân Việt Nam. Mặc dù vậy danh xưng chính thức trên các văn bản hành chính vẫn sử dụng tên gọi Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Các nguồn tư liệu đưa ra con số khác nhau về quân số của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến mùa xuân năm 1953 Quân đội nhân dân Việt Nam có khoảng 125.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 250.000 dân quân du kích.
Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ XX. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) cùng với thành viên Việt Minh (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam theo hiệp đinh Geneve, và được chính quy hóa. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc này có khoảng 240.000 quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.
Ngày 24 tháng 9 năm 1954, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Quyết định số 400/TTg quy định "Quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ nay gọi thống nhất là: Quân đội nhân dân VIỆT NAM". Danh xưng này được sử dụng cho đến ngày nay.
Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ hỗ trợ chế độ Việt Nam Cộng hòa từ chối thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam và ngăn chặn đến cùng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ (Là một căn cứ quân sự ở miền Đông Nam Bộ của Mặt trận Việt Minh và Quân đội nhân dân Việt Nam tại Đồng Nai và Bình Dương), Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, hầu hết quân Giải phóng là người miền Nam, về sau được tăng viện thêm bộ đội hành quân từ miền Bắc vào.
Người Mỹ thường phân biệt Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gọi là "Việt Cộng" còn Quân đội nhân dân Việt Nam Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam" và cho rằng đây là hai quân đội khác nhau. Nhưng thực ra, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận không tách rời của Quân đội nhân dân Việt Nam
Về mặt chính trị và lãnh đạo, Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam là một nhưng về pháp lý đây là hai đội quân độc lập. Nguồn gốc của Quân Giải phóng là lực lượng bán vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng ở miền Nam Việt Nam (không bị buộc phải tập kết theo Hiệp định Genève 1954). Về mặt chính trị, Quân Giải phóng là lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1976. Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1976 là Thượng Tướng Trần Nam Trung sinh ngày 6 tháng 1 năm 1912 tại làng Thi Phổ, xã Đức Trung (này là xã Đức Thạnh), huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được chính thức ký kết. Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh. Mất đi sự tham chiến của quân đội Mỹ và viện trợ quân sự dồi dào, chỉ 2 năm sau, hơn 1 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh tan chỉ sau vỏn vẹn 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương, đứng thứ tư thế giới về số lượng (sau Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ) và tương đương với các nước Đông Nam Á khác cộng lại, cùng với hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1, 2, 3 và 4, gần 30 sư đoàn bộ binh, 40 trung đoàn pháo...
Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc năm 1979, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm (thập niên 1980) được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 4 thế giới về quân số. Quân đội được tổ chức thành nhiều quân đoàn chủ lực, 8 quân khu và 2 bộ tư lệnh quân tình nguyện tại Lào và Campuchia.
Đợt cắt giảm đầu tiên là vào năm 1987 giải thể toàn bộ các quân đoàn của quân khu, chế độ nghĩa vụ quân sự không còn gắt gao như trước, thời gian thực hiện nghĩa vụ giảm từ 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm đối với hạ sĩ quan và 2 năm với chiến sĩ. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và rút quân khỏi Campuchia tạo điều kiện cho Việt Nam giảm số quân trường trực.
Gần 30 năm tiếp theo, quân đội Việt Nam tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, chuyển nhiều đơn vị sang thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng, giảm số đơn vị sẵn sàng chiến đấu chuyển sang dự bị động viên. Thời gian nghĩa vụ quân sự từ năm 2003 giảm xuống còn 2 năm với hạ sĩ quan chỉ huy, kỹ thuật và 18 tháng với chiến sĩ, đến năm 2015 áp dụng đều 2 năm với tất cả quân nhân nghĩa vụ. Tỷ lệ tuyển quân bình quân đạt 0,15-0,16% dân số.
Ước tính tương đối quân đội Việt Nam hiện nay có khoảng 600.000 quân nhân, Quân đội gồm ba nguồn: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ nghĩa vụ.
Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984) nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là người dân tộc Nùng, sinh tháng 5 năm 1909 tại tổng Lâu Thượng, châu Võ Nhai, tỉnh Lạng Sơn (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)
Phan Anh (luật sư), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhiệm kỳ 2 tháng 3 năm 1946 – 3 tháng 11 năm 1946
Sinh 1 tháng 3, 1912 tại làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Mất 28 tháng 6, 1990 (78 tuổi)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương.
Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975), thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cho tới nay là người duy nhất 2 lần được tặng thưởng Huân chương này (lần thứ nhất năm 1950 và lần thứ hai năm 1979).
Tháng 2 năm 1984, Hội Hoàng gia nước Anh đã tổ chức một cuộc họp với sự có mặt của 478 nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự của nhiều nước trên thế giới. Hội nghị đã đề cử danh sách 98 tướng, soái xuất sắc từ thời cổ đại cho tới ngày nay rồi tiến hành bỏ phiếu lựa chọn 10 vị tướng, soái kiệt xuất để in trong cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh. Trong 10 vị tướng, soái được lựa chọn có hai người con ưu tú của Việt Nam, đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong thời kỳ Trung đại với số phiếu 478/478 đạt tỷ lệ 100% và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ hiện đại với số phiếu 478/478 đạt tỷ lệ 100%.
Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam. Sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là xã Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đại tướng Văn Tiến Dũng còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (nay là các phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội.
Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 , mất ngày 17 tháng 3 năm 2002, bí danh Lê Hoài, Trong chiến tranh Việt Nam, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (1971), Trị – Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).
Khen thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Lê Đức Anh sinh ngày 1 tháng 12 năm 1920 tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Mất 22 tháng 4, 2019 (98 tuổi)
Tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh
Năm 1975, ông giữ chức Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh,
Đoàn Khuê sinh ngày 29 tháng 10 năm 1923; Mất ngày 16 tháng 1 năm 1999;
Quê quán: Thôn Gia Đẳng, Xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị
Phạm Văn Trà sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935 xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (1976), Huân chương Hồ Chí Minh
Đại Tướng Phùng Quang Thanh sinh 2 tháng 2 năm 1949. Mất ngày 11 tháng 9 năm 2021.
Phùng Quang Thanh sinh tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là huyện Mê Linh, Hà Nội.
Năm 1971, ông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích chiến đấu, lúc đang giữ chức vụ trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 Đồng Bằng khi chiến đấu tại Khe Sanh Quảng Trị
Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?