Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra bí mật từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng Hồng Kông, Trung Quốc. Người chủ trì hội nghị là
Nguyễn Ái Quốc với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Hội nghị bàn thảo và đi đến việc hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản tại Việt Nam và Đông Dương là:
Đông Dương Cộng sản Đảng,
An Nam Cộng sản Đảng
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Tại Hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng chung, hợp nhất hai đảng là: An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí
Trịnh Đình Cửu, người sáng lập Đông Dương Công sản Đảng được bầu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam. ( Ngày 24 tháng 2 nǎm 1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam)
Hội nghị cũng thống nhất thông qua Cương lĩnh chính trị gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Và ngày 3/2/1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đồng chí Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời cho đến tháng 10 năm 1930. Tại Hội nghị trung ương đảng tháng 10 / 1930 đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương và đồng chí Trần Phú đã được bầu làm Tổng Bí thư
Ngày, địa điểm thành lập, lãnh đạo, tổng bí thư đầu tiên Đảng cộng sản Việt Nam
- ✔ Như vậy, ngày thành lập Đảng Cộng sạn Việt Nam là 3/2/1930
- ✔ Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập tại Hồng Kong
- ✔ Tên đầu tiên của Đảng là: Đảng cộng sản Việt Nam
- ✔ Lãnh đạo đầu tiên của Đảng là: Trịnh Đình Cửu
- ✔ Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là: Trần Phú khi đó là Đảng cộng sản Đông Dương
Tên gọi và lãnh đạo Đảng Cộng san Việt Nam các thời kỳ
Từ khi 2/1930 đến tháng 10/1930 là Đảng Cộng sạn Việt Nam
Trịnh Đình Cửu Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ 10/1930 - tháng 2 năm 1951 là Đảng Cộng sản Đông dương
Với các Tổng bí thư:
Trần Phú: 10/1930-4/1931
Lê Hồng Phong: 3/1935 đến 6/1936
Hà Huy Tập 7/1936 đến 3/1938
Nguyễn Văn Cừ: 3/1938 đến 1/1940
Trường trinh: Quyền Tổng bí thư từ 1/1940 đến tháng 4 năm 1941
Trường trinh: Tổng bí thư 5/1941 đến tháng 2 năm 1951
Từ tháng 2 / 1951 - 12/1976: Đảng Lao Động Việt Nam
Với các Tổng bí thư:
Trường Chinh: tháng 2 năm 1951 đến 9/1956
Hồ Chí Minh: 10/1956 đến 9/1960 Quyền Tổng bí thư Đẩng Lao đông Việt Nam
Lê Duẩn: 9/1960 đến tháng 12 năm 1976
Từ 12/1976 đến nay: Là Đảng Cộng san Việt Nam
Với các Tổng bí thư:
Lê Duẩn: từ tháng 12 / 1976 đến 7/1986 (Mất tháng 7 năm 1986)
Trường Trinh: 7/1986 đến 12/1986
Nguyễn Văn Linh: 12/1986 đến 6/1991
Đỗ Mười: 6/1991 đến 12/1997
Lê Khả Phiêu: 12/1997 đến 4/2001
Nông Đức Mạnh: 4/2001 đến 1/2011
Nguyễn Phú Trọng: từ 1/2011 đến nay
Cờ Đảng cộng sản trên thế giới
Các đảng cộng sạn trên thế giới đều lấy búa liềm đại diện cho giai cấp Công nhân và Nông dân làm cờ của đảng cộng sạn nước mình, tuy nhiên mỗi nước lại khác nhau. Có thể là vị trí đặt búa liềm, mầu của nền cờ hay cách điệu búa liềm.