Cột Kilomet và Cọc H
Cột Kilomet (Km) nhằm mục đích xác định lý trình để phục vụ yêu cầu quản lý đường bộ và kết hợp chỉ dẫn cho những người tham gia giao thông biết khoảng cách trên hướng đi.
Cột Km. Phần thân cột là màu trắng.hình trụ, phía trên hình bán nguyệt Hai cột lớn cách nhau 01 Kilomet. Điểm đầu của tuyến đường được ghi trên cột Km là “Km00”.
Cọc H. Giữ 2 cột km là cột H. Cột H đóng vai trò như độ chia nhỏ nhất của tuyến đường. mỗi cột H cách đều nhau 100 met lần lượt được đánh số từ H1 đến H9. Trên cột H còn ghi số Km hiện tại cách cột Km đầu tiên (Km00).
Phân biệt các loại đường bằng mầu trên ở phần bán nguyệt trên cột km:
Mầu đỏ đỏ là hệ thống đường quốc lộ:
- Đường nối liền thủ đô với trung tâm hành chính cấp tỉnh
- Đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên
- Đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ
Mầu xanh là hệ thống đường tỉnh lộ:
Đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận.
Mầu nâu là hệ thống đường huyện lộ:
Đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận
Mầu vàng là hệ thống đường chuyên dụng
Đường chuyên dụng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức cá nhân.
Biển báo AH - Asian Highway - đường xuyên Á
Biển báo AH là biển báo đường bộ đối ngoại viết tắt của chữ Asian Highway (đường xuyên Á) do Việt Nam đã ký các thỏa thuận quốc tế về đường bộ đối ngoại bao gồm: Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa quá cảnh, Hiệp định Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng về tạo thuận lợi cho vận tải hàng và người qua lại biên giới. Như vậy tất cả các tuyến đường AH đều dẫn đến các cửa khẩu quốc tế đường bộ.
Lưu ý, AH là ký hiệu viết tắt của Asian Highway (Hệ thống Đường bộ Xuyên châu Á) chứ không phải ASEAN Highway Đường cao tốc khối Đông Nam Á.
Các tuyến đường bộ đối ngoại ở nước ta bao gồm: AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131, AH132.
Tuyến AH1
AH1 là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đến biên giới giữa Iran,Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria tây Istanbul.
Ở Việt Nam, AH1 trùng với quốc lộ (QL) 1A và đi qua Cửa khẩu Hữu Nghị ( tỉnh Lạng Sơn) - Bắc Giang - Bắc Ninh - thủ đô Hà Nội - Phủ Lý - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) - Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi – Quy Nhơn - Tuy Hòa - Nha Trang - Phan Rang – Phan Thiết - Biên Hòa - Dĩ An - thành phố Hồ Chí Minh.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, AH1 trùng với QL 22 và đi thẳng tới Cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).
Tuyến AH 13
AH13 từ Hà Nội theo QL 6 lên Điện Biên; từ Điện Biên theo QL 12 thẳng qua biên giới Lào.
Tuyến AH 14
AH14 từ Hải Phòng ra Hà Nội và lên cửa khẩu Lào Cai.
Tuyến AH 15
AH15 trùng với QL 8A từ Vinh đến biên giới Lào.
Tuyến AH 16
AH16 từ Đông Hà (Quảng Trị) theo QL 9 đến biên giới Lào.
Tuyến AH 17
AH17 từ Đà Nẵng theo QL 14B qua các huyện Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), Đắk Glei, thị trấn Plei Cần (tỉnh Kon Tum). Từ Plei Cần theo QL 40 qua cửa khẩu Bờ Y - biên giới của 3 nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tuyến AH 131
AH131 từ cảng Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) theo QL 24 rồi QL 12A qua biên giới Lào.
Tuyến AH 132
AH132 từ Quảng Ngãi theo QL 24 lên Kon Tum, từ đây theo QL 12 lên Plei Cần rồi theo QL 40 qua biên giới Lào.
Kí hiệu các loại đường
- Đường cao tốc (ĐCT)
- Quốc lộ (QL)
- Đường tỉnh (ĐT) là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận.
- Đường huyện (ĐH) là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận.
- Đường xã (ĐX) là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận
- Đường đô thị (ĐĐT) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.
- Đường chuyên dùng (ĐCD) là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ