Cột mốc biên giới, Ý nghĩa các loại cột mốc biên giới Cột mốc biên giới là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia và có giá trị lâu dài cho muôn đời sau. Vậy những cột mốc này có đặc điểm gì? các nguyên tắc để cắm cột mốc, ý nghĩa các số hiệu trên cột mốc là gì ?. Hanoi Etoco giới thiệu với quý khách khái miện cơ bản về Cột mốc biên giới.
Các nguyên tắc của cột mốc biên giới
- Cột mốc biên giới được đánh số thứ tự lơn dần từ 0 đến khi hết biên giới. Từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam. Ví dụ: Giữa Việt Nam và Trung Quốc, cột mốc đầu tiên là cột mốc số 0 tại A Pa Chải Điện Biên, cột mốc cuối cùng là cột mốc số: 1378 tại ở cửa sông Bắc Luân thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổng chiều dài biên giới trên đát liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là 1.350 Km.
- Khoảng các giữa các cột mốc là khác nhau, nhưng các cột mốc "Chính" phải nhìn thấy nhau. Có nghĩa không có khúc cua, đổi hướng giữa hai cột mốc chính liền nhau.
- Về nguyên tắc, Các nước lần lượt xây dựng cột mốc. Ví dụ Việt Nam xây dựng cột mốc số: 2,4, 6.. thì Trung Quốc xây cột mốc số: 1,3,5,7.. Ngoại trừ một số cột mốc có sự thỏa thuận giữa 2 nước.
Cột mốc được chia làm 4 nhóm chính là:
1. Cột mốc đặc biệt: Là cột mốc khởi đầu đường biên giới Quốc gia thường được cắm ở vị trí ngã ba biên giới của ba đường biên giới quốc gia. Cột mốc này là
cột mốc không có số và hay được gọi là
cột mốc số 0 ở A Pa Chải và Cột mốc số 0 tại xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum là 2 cột mốc đặc biệt
2. Cốt mốc Lớn hay còn gọi mốc Đại được cắm ở cửa khẩu biên giới lớn và có Quốc Huy trên cột Mốc
3. Cột mốc Trung hay còn gọi cột mốc Chính: được cắm ở những vị trí đường biên giới đổi hướng, thay đổi địa hình, dễ xảy ra tranh chấp
4. Cột mốc Nhỏ hay còn gọi cột mốc Phụ được cắm trong khoảng cách giữa hai mốc chính để làm rõ đường biên giới trên thực địa. Các cột mốc phụ đường đánh số 1,2,3 ...số nhỏ hơn, bên dưới số cột mốc chính, không có ngoặc kép, có kẻ ngang phận định số cột mốc chính và phụ (
Như hình cột mốc 1297)
Trong mỗi nhóm Lớn, Trung, Nhỏ có nhiều loại cột mốc
1. Cột mốc đơn: Được sử dụng ở những vị trí chỉ cần cắm một cột mốc và thường được cắm ở chính tâm đường biên giới quốc gia
2. Cột mốc đôi: Được cắm trên những đoạn biên giới theo sông suối hay trên đường giao thông có phương tiện đi lại. Khi cắm mốc đôi, vị trí mỗi mốc thường được bố trí sao cho đối xứng nhau qua một điểm và đánh số cột mốc kèm theo số hiệu phụ (1) hoặc (2).
Số 1,2 phải để trong ngoặc kép 3. Cột mốc Ba: Được đặt tại vị trí nơi hợp lưu của sông, suối nội địa và sông, suối biên giới và được ký hiệu bằng số hiệu của mốc kèm theo số phụ (1), (2) hoặc (3).
Số 1,2, 3 phải để trong ngoặc kép Các hình ảnh trong bài viết nay diễn tả ý nghĩa của cột mốc biên giới Lớn (Đại), Trung (Lớn), Nhỏ (Phụ) với cột mốc đơn, đôi.