Các cột mốc mang nhiều ý nghĩa trên các tuyến Biên Giới Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.
Toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1449,566km (trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km, đường biên giới nước là 383,914km) được đánh dấu bằng 1971 cột mốc cho 1378 vị trí mốc chính và 402 vị trí mốc phụ.
Các cột mốc biên giới đều có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiêu trong số đó có một số cột mốc đặc biệt hơn. Cty Hanoi Etoco giới thiệu với Quí khách 1 số cột mốc ý nghĩa.
Các cột mốc nhiều ý nghĩa trên tuyến biên giới phía Bắc
Cột mộc cực Tây A Pa Chải:
A Pa Chải - Mường Nhé,- Điện Biên là điểm cực Tây Tổ Quốc – nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
A Pa Chải được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy"
Cột mốc 17 - Lai Châu - Nơi con Sông Đà chảy vào đất Việt:
Cột mốc 17 thuộc địa phận xã Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu, đây được coi là thượng nguồn của sông Đà chảy vào Việt Nam. Nơi ngã ba sông cắm mốc 17, có một con suối lớn phụ nhánh tuôn ra, nên mốc biên giới được chia làm ba mốc: 17 (1), 17 (2), 17 (3).
Cột mốc 79 - Lai Châu Cột mốc cao nhất:
Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San. “Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cột mốc 92: Nơi con Sông Hồng chảy vào Đất Việt:
Cột mốc 92 thuộc xã A Mú Sung – Lào Cai. Mốc được dựng hướng ra ngã ba , nơi sông Nguyên Giang của Trung Quốc hòa cùng dòng Lũng Pô của Việt Nam đánh dấu điểm con sông Hồng chảy vào đất Việt mang theo cả một nền văn minh sông Hồng. Cột mốc 92 gồm: mốc 92(1) nằm ở phía Việt Nam; mốc 92(2) và mốc 92(3) nằm trên bờ sông phía Trung Quốc.
Cột mốc Cực Bắc 428 - Hà Giang Cột mốc cực Bắc:
Nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 3 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là cột mốc cực Bắc và là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lủng Cũ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cột mốc 1378 - Móng Cái, Cột mốc cuối cùng tuyến biên giới phía Bắc
Nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt – Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng. Đây là cột mốc đường biên giới trên bộ nhưng lại nằm trên khu vực cửa sông Bắc Luân, trong cụm đảo thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cột mốc hình trụ được xây khá cao, để không bị chìm khi thủy triều lên. Trên đỉnh của mố trụ là một cột mốc đá hoa cương theo đúng hình mẫu của các cột mốc khác trên đất liền, cũng có hai mặt, mỗi bên đánh số và viết bằng ngôn ngữ quốc gia.
Các cột mốc nhiều ý nghĩa trên tuyến biên giới phía Tây
-
Cột mốc Không Số - ngã 3 Đông Dương tại Kon Tum Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Đây là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia của nước ta. Có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. Bất kỳ ai chạm đến đây sẽ thấy rõ cảm giác chinh phục được nơi này sau một hành trình dài và phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng biên trù phú thực sự đáng nhớ.
- Cột mốc 240 tại Đồng Tháp – Nơi sông Mokong chảy vào đất Việt:
- Cột mốc 314 cuối cùng tuyến biên giới phía nam tại tỉnh Kiên Giang
Ý nghĩa cột mốc số 0, Km số 0 và phao số 0
Xem Ý nghĩa của các cột mốc biên giới