Các lễ hội truyền thống Hà Giang, lễ hội dân tộc vùng cao

Các lễ hội truyền thống Hà Giang, lễ hội dân tộc vùng cao

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Các lễ hội trong năm của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang
Tỉnh Hà Giang có 22 dân tộc sinh sống trên địa bàn: Mông, Tày, Việt, Dao, Nùng, Lô Lô, Pà Thẻn… với nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc. Khách đi tour du lịch Hà Giang tham khảo các Lễ Hội diễn ra trong năm tại Hà Giang để lựa chọn thời gian phù hợp.

Một số lễ hội văn hóa diễn ra trong năm

Lễ Hội Lồng Tồng

Đây là lễ hội của dân tộc tày, thường tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ Hội Lồng Tồng là lễ hội cầu thần linh, cầu trời phật cho mùa màng tươi tốt, ấm no hạnh phúc, con người điều kiện thư thái

Lễ Hội Gầu Tào

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh.

Lễ hội Chợ Tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai diễn ra vào đêm 26 rạng sáng 27 tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc và độc đáo không những duy nhất ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

Lễ Hội Mùa Xuân

Được tổ chức vào những ngày sau tết nguyên đán, kéo dài từ 3 đến 7 ngày của dân tộc mông và dao. Đây là lễ hội cầu mưa, cầu sức khỏe và cầu con trai.

Lễ mừng nhà mới

Kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ngôi nhà mới của dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng, vui chơi hào tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.

Lễ Hội Nhảy Lửa

Đây là Lê Hội của dân tộc Pà Thẻn được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Hàng năm sau khi gặt hái xong, bắt đầu từ 15 đến 30 tháng chạp âm lịch là khoảng thời gian diễn ra hội này. Mục đích là để trừ ma, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe mạnh và gia súc đầy đàn.

Lễ hội Vật Chày

Là một lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn diễn ra vào ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hôi thể hiện mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là mong cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối, âm – dương, cuộc sống tốt đẹp hơn. Lễ hội này cũng đi kèm với Lễ hội nhảy lửa.
* Người Dao cũng có thể nhảy lửa và vật chày

Lễ hội Liếm lưỡi cày

Là nghi thức giải hạn của người Mông và Cờ Lao nhằm xua đuổi tà ma, tránh tật bệnh, điểm gở trong cuộc sống.

Lễ Hội Cầu Trăng

Là lễ hội đặc sắc của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê, được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu). Với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu, ban phước lành cho dân bản, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống trong bản luôn bình an và gặp nhiều may mắn.

Lễ Hội Cấp Sắc

Lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh là lễ hội lớn của người Dao và chỉ dành ở nam giới. Với quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng cúng bái, mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên . Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Các lễ hội truyền thống Hà Giang, lễ hội dân tộc vùng cao đạt 4.10 / 5 với 40 đánh giá