Niên Hiệu và Miếu Hiệu, Tổ và Tông trong các đời vua

Niên Hiệu và Miếu Hiệu, Tổ và Tông trong các đời vua

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Niên hiệu là gì ?, niên hiệu các đời vua có ý nghĩ như thế nào

Về niên hiệu đây là danh xưng của hoàng đế khi lên ngôi. Mục đích của việc đặt niên hiệu là để xác lập khoảng thời gian trị vì của mình. Ví dụ: Lý Công Uẩn khi lên ngôi lấy niên hiệu là Thuận Thiên, Nguyễn Ánh khi lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Phúc Đảm khi lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Mạng…

Sau này, trong các tài liệu Sử học, người ta thường ghi “Niên hiệu + năm thứ “x”” thay vì gọi năm chính xác. Cách gọi này có ưu điểm là cho ta biết sự kiện đó xảy ra dưới triều đại nào nhưng nhược điểm là gây khó khăn cho những người không nắm rõ lịch sử. Ví dụ người ta có thể nói: “Năm Minh Mạng thứ 11” thay vì nói “năm 1830”, hay thay vì nói “năm 1855” thì người ta có thể nói “Tự Đức năm thứ 7”…

Miếu hiệu là gì, tại sao các vị vua hay dùng Tổ và Tông

Miếu hiệu là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản.

Miếu hiệu được cho là có nguồn gốc từ triều đại nhà Thương. Sau khi vị quân chủ qua đời, vị quân vương nối ngôi và đình thần cùng thảo luận để tôn viết trên bài vị, hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Đặc điểm cơ bản của miếu hiệu là nó thường có một trong hai chữ: Tổ hoặc Tông

Người sáng lập triều đại thường có miếu hiệu bằng chữ Tổ như Cao Tổ (như Hán Cao Tổ) hoặc Thái Tổ (như Lý Thái Tổ , Lê Thái Tổ) hay Thế Tổ (như Nguyễn Thế Tổ) và Liệt Tổ (như Hán Chiêu Liệt Tổ). Các đời vua tiếp theo của triều đại đó thường có chữ Tông với ý nghĩa đời con cháu. Cũng có trường hợp một số vua không phải là vua sáng lập triều đại, nhưng được coi là có công lớn ngang với vị sáng lập, cũng được đặt miếu hiệu bằng chữ Tổ như Minh Thành Tổ ở Trung Quốc; Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng) và Nguyễn Hiến Tổ (Thiệu Trị) ở Việt Nam.

Riêng trường hợp nhà Trần ở Việt Nam, có vị hoàng đế đầu tiên là Trần Cảnh, nhưng khi đó cha là Thái thượng hoàng đế Trần Thừa vẫn còn sống, do đó miếu hiệu của Trần Thừa là Thái Tổ, còn Trần Cảnh là Thái Tông.



Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Niên Hiệu và Miếu Hiệu, Tổ và Tông trong các đời vua đạt 4.10 / 5 với 10 đánh giá