Tiêu chí phân loại hệ ngôn ngữ, Các hệ ngôn ngữ ở Việt Nam

Hội chợ Canton Fair

Tiêu chí phân loại hệ ngôn ngữ

Các ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học xếp vào các ngữ hệ còn gọi là họ ngôn ngữ. Hệ ngôn ngữ phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

  • 1. Hình thái học: phương thức cấu tạo từ ( VD đơn âm và đa âm Chào đơn âm, Hello là đa âm)
  • 2. Cú pháp học: phương thức đánh dấu các thành phần câu, các chức vụ cú pháp, trật tự từ, kết cấu cú pháp.
  • 3. Ngữ âm học: thanh điệu, phụ âm, nguyên âm.
Cùng hệ ngôn ngữ nhưng các ngôn ngữ khác nhau và không hiểu nhau, có hệ ngôn ngữ có đến hàng chục ngôn ngữ khác khau. Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể. 54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 8 nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo, Hán.

Các hệ ngôn ngữ ở tại Việt Nam

1. Nhóm sự dụng ngôn ngữ Việt Mường: 4 dân tộc

Bao gồm; Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.

2. Nhóm sử dụng ngôn ngữ Tày Thái: 8 dân tộc

Bao gồm; Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái.... ở nhà sàn, cấy lúa nước kết hợp với làm nương rẫy

3. Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc:

Bao gồm dân tộc; Mông, Dao, Pà Thẻn

4. Nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc:

Bao gồm các dân tộc; La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo;

5. Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc:

Bao gồm các dân tộc; Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La.
Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ 3,4,5 cư trú tập trung đông ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu. Làng bản của họ được xây dựng trên các triền núi cao hay lưng chừng núi. Một số các tộc người như La Chí, Cống, Si La và một vài nhóm Dao dựng làng ven các con sông, con suối. Tuỳ theo thế đất, đồng bào dựng nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.

Đồng bào giỏi canh tác ngô, lúa nếp, lúa tẻ và các loại rau, đậu trên nương rẫy và ruộng bậc thang, đồng thời phát triển các nghề thủ công như rèn, dệt vải, đan lát. Chợ phiên là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hoá vùng cao, phô diễn toàn bộ đời sống kinh tế từ văn hoá ẩm thực, văn hoá mặc, biểu diễn âm nhạc, múa khèn...

6. Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me có 21 dân tộc

Bao gồm: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, H’rê, Kháng, Khơ Me, Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Mnông, Ơ Đu, Mạ, Rơ Măm, Tà ôi, Xơ Đăng, Xtiêng. Đồng bào cư trú rải rác ở khu vực Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ. Đời sống kinh tế chủ yếu canh tác nương rẫy theo phương pháp chọc lỗ tra hạt. Kiến trúc nhà rông, nhà dài Tây Nguyên.

7. Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc

Bao gồm; Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru. Đồng bào cư trú tập trung trên các cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên và dải đất ven biển miền Trung; Văn hoá Nam Đảo mang đậm nét mẫu hệ.

8. Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc

Nhóm ngôn ngữ Hán có 3 dân tộc bao gồm; Hoa, Ngái, Sán Dìu. Đồng bào cư trú trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, văn hoá Hán mang đậm nét phụ hệ.


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?