Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Đà Lạt, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kôn Tum. Đà Lạt đã là một trung tâm du lịch của cả nước, trong khi 4 tỉnh còn lại du lịch phát triển chưa xứng đáng với tài nguyên du lịch mà thiên nhiên ban tặng. Công ty Hanoi Etoco tổng hợp các điểm tham quan của 4 tỉnh Đắk Nông, Đăk Lắk, Gia Lai và Kôn Tum giúp khách có thêm các thông tin để lựa chon khi đi du lịch Tây Nguyên.
Tây Nguyên phân chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Tây Nguyên vào mùa khô, trong đó thời điểm tháng 12 và cuối tháng 2 đầu tháng 3 là đẹp nhất vì có nhiều lễ hội và hoa cà phê nở trắng muốt - cảnh rất ấn tượng.
Hang động Chư Bluk
Thiền Viện Trúc Lâm Đạo Nguyên
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng Hồ Tây - Đăk Mil Thác Liêng Nung
Hồ Ea Snô - krông Nô
Thác Dray Sap
Thác Bảy tầng trên núi Nâm Nun
Thác Trinh Nữ
Thác Đăk G lun
Chùa Pháp Hoa
Địa điểm khai thông đường Hồ Chí Minh
Ngục Đăk Mil
Căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV
Di tích lịch sử N’Trang Gưh
Di tích Anh hùng N’Trang Lơng Đồi 722 – Đăk Săk
Cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chừng hơn 40km về phía Tây khu du lịch sinh thái Buôn Đôn thuộc địa phận xã Krông Na, huyện Buôn Đôn - nơi chung sống của cộng đồng các sắc tộc: Ê Ðê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái... là một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Đắk Lắk và Tây Nguyên. Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng Lào, nghĩa là làng Ðảo, vì luôn được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy. Một bên sông là cuộc sống cộng đồng buôn làng êm ả, một bên là Vườn quốc gia Yok Ðôn đầy bí ẩn, kỳ thú và như còn vang vọng những âm thanh hào hùng của các cuộc săn voi từ xa xưa.
Thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk, tỉnh Đắk Lắk. Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên. Tuy thuộc về thị trấn Liên Sơn (huyện Lăk) nhưng buôn Jun vẫn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ. Đến buôn Jun, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên, những phong tục tập quán cổ truyền và nếp sống và sinh hoạt của mang nét đặc trưng riêng vốn đã được định hình từ hàng trăm năm trước.
Hồ T'Nưng còn được gọi là Biển Hồ hay hồ Ea Nueng thuộc xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở độ cao trên 500 mét so với mực nước biển. Theo các tài liệu khoa học hồ T'Nưng chính là những miệng núi lửa còn hiện hữu.
Truyền thuyết kể rằng, T'Nưng là tên một buôn cổ to và rất đẹp, bỗng một hôm trời đất chuyển mình, từ dưới lòng đất những ngọn lửa bất ngờ phun lên ào ạt, trong phút chốc đã thiêu rụi buôn làng. Sau khi lửa tắt, mọi người tìm về làng thì thấy chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người sống sót sau thảm hoạ khóc ròng rã vì nhớ thương những người đã mất, tiếc thương buôn làng. Họ khóc mãi, khóc không nguôi tới mức nước mắt chảy thành suối, đổ đầy cái hố sâu thẳm. Cái hố ấy chính là hồ T'Nưng ngày nay.
Biển Hồ được đánh giá là một trong 5 hồ tự nhiên đẹp nhất nước ta và là hồ đẹp nhất của Tây Nguyên. Khi gió nhỏ, mặt hồ sóng chạy lăn tăn. Khi gió to, mặt hồ ồn ào sóng cuộn. Có lẽ bởi thế nên nó mới có thêm cái tên gọi là Biển Hồ. Thực ra, Biển Hồ là tên của người Kinh đặt cho; còn người Ba Na, Gia Rai bản địa gọi là hồ T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi". Biển hồ T'Nưng được cộng nhận và xếp hạng Di tích danh thắng cấp quốc gia từ tháng 11 - 1988.
Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh.nằm cách trung tâm phố núi Gia Lai khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ nổi tiếng 20 km.
Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dại. Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu, dấu tích nham thạch để lại nơi đây một vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Người dân bản địa thường trồng trọt các loại cây như ngô, khoai, bí đỏ, dong riềng… làm nguồn lương thực. Điểm đặc biệt là trồng cấy ở đây không bao giờ cần tưới nước nhưng cây trồng vẫn xanh tươi, sản lượng và chất lượng cao.
Bao quanh Chư Đăng Ya là những rừng cây cổ thụ, hoang sơ, Cảnh sắc thiên nhiên quanh khu vực núi lửa rất tự nhiên, đa dạng. Điểm nhấn cho ngọn núi là sự hòa quyện của những loài hoa, cỏ dại mà nhiều nhất là hoa dã quỳ và nơi đây được mệnh danh là thiên đường của loài hoa hoang dại này. Trung tuần tháng 11 hàng năm là lễ hội hoa dã quỳ và núi lửa Chư Đăng Ya
Tọa lạc tại đường Bắc Kạn, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Nhà rông Kon K’lor mới được xây dựng lại ngay trên nền nhà rông cũ vào năm 2011. Nhà rông cũ bị các thiếu niên “say sỉn” đốt cháy vào năm 2010. Nhà rông Kon Klor hiện tại có chiều dài 17m, rộng 6m và chiều cao của nóc là 22m, cao hơn nhà rông cũ 1m. Đây được coi là nhà rông lớn nhất Kon Tum và Tây Nguyên. Nhà rông Kon Klor được thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết sắc xảo đặc trưng của dân tộc Ba Na.
Cột móc số 0 tại ngã 3 Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia
Là một trong hai cột mốc số 0 của Việt Nam. Một cột mốc số 0 khác ở A Pa Chai, tỉnh Điện Biên khởi đầu biên giới Việt Nam- Lào- Trung Quốc. Cột mốc nga ba Đông Dương được xây dựng nằm trên ngọn đồi cao 1086m tại xã Bờ Y cách ngã 3 Đông dương khoảng 3Km, cách thị xã Plei Kần huyện Ngọc Hồi khoảng 14km, cách Tp Kon Tum 74Km.
Sông Đắk Bla dài 139 km, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, xuôi theo hướng Tây chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai đổ ra sông Sê San. Sông Đắk Bla tại tỉnh Kon Tum chảy theo hướng Đông - Tây, ngược lại so với những con sông khác của nước ta, nên người dân địa phường thường gọi dòng sông chảy ngươc. Đắk Bla không chỉ tạo cho dòng sông này nét riêng độc đáo mà còn trở thành biểu tượng của tỉnh Kon Tum.
Nhà thờ chính tòa Kon Tun hay con gọi nhà thờ gỗ Kon Tum tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ Tp Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918. Công trình được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana. Gần một thế kỷ qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu của sự xuống cấp và đang trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?