Các tên gọi của Côn Đảo, Lịch sử Côn đảo

Các tên gọi của Côn Đảo, Lịch sử Côn đảo

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Các tên gọi của Côn Đảo, Nguồn gốc lịch sử các tên gọi Côn Đảo

• Tên Côn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hòn Bí". Người Âu Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "đảo Côn Lôn" có thể cũng từ "Kundur hay Condor" mà ra.

• Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.

• Tháng 9 năm 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.

• Ngày 15 tháng 1 năm 1977, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 2 ban hành nghị quyết phê chuẩn việc đổi tên huyện Côn Sơn thành huyện Côn Đảo

Như vây, Côn Lôn là tên từ xa xưa có nguồn gốc từ tiếng Ma Lai, Người Pháp chính thúc hóa tên Côn Lôn vào năm 1882. Năm 1954 chính quyền miền Nam Cộng hòa đổi tên từ Côn Lôn thành Côn Sơn. Năm 1977, nước CHXHCN Việt Nam đổi tên Côn Sơn thành Côn Đảo và giữ đến ngày nay

Tóm tắt lịch sử Côn Đảo

Các mốc lịch sử Côn Đảo trước năm 1945

• Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.

• Năm 1702, năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Công ty Đông-Ấn của Anh đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.

• Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.

• 10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn.

• Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo

• Ngày 1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo.

• Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.

Tương truyền, trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát Nguyễn Ánh đã trốn ra Côn Lôn. Sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; Đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến ở làng An Hải và Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến tại làng Cỏ Ống.

Các mốc lịch sử sau năm 1945

• Tháng 9 năm 1954 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.

• Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn.

• Ngày 24 tháng 4 năm 1965 Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn

• Sau Hiệp định Paris, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này một lần nữa là Phú Hải.

• Ngày 1 tháng 5 năm 1975 Giải phóng Côn Sơn

• Ngày 18 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 164-CP thành lập huyện Côn Sơn trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

• Ngày 15 tháng 1 năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 2 ban hành nghị quyết phê chuẩn việc đổi tên huyện Côn Sơn thành huyện Côn Đảo và sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang

• Ngày 30 tháng 5 năm 1979, huyện Côn Đảo sáp nhập với thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai để thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương

• Ngày 10 tháng 12 năm 1979, Côn Đảo được chuyển thành quận trực thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo

• Ngày 12 tháng 8 năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo giải thể, Côn Đảo trở thành huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như hiện nay.

Các tên gọi của Côn Đảo, Lịch sử Côn đảo đạt 4.13 / 5 với 23 đánh giá