Đến với Điện Biên là đến với thiên nhiên, trở về thăm lại một miền lịch sử, hào hùng với những chiến công vang dội và những điểm tham quan mang dấu ấn lịch sử. Công ty Hanoi Etoco xin gửi đến quí khách bài biết tổng hợp các điểm du lịch nên đến khi quí khách đi du lịch Điện Biên
Đồi A1 là một ngọn đồi cao 49m nằm trên dãy đồi ở phía đông Mường Thanh. Trong chiến tranh, Pháp đã lựa chọn địa điểm này làm cứ điểm, đặt rất nhiều hỏa lực ở đây để bắn phá quân ta.
Đồi C1 có độ cao 50m, có vai trò là bức tường chắn bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Pháp cho đóng 8 cứ điểm trên dãy đồi này, hình thành hướng phòng ngự chủ yếu đề ngăn chặn đối phương từ phía đông và đông bắc đánh vào trung tâm.
Đồi D1 trong chiến tranh là cứ điểm phòng ngự phía Đông trọng yếu của thực dân Pháp, ngày nay là nơi được chọn để làm địa điểm đặt tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ và trở thành công trình văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Điện Biên. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng đài có chiều cao 12,6m, bệ tượng cao 3,6m, nặng 220 tấn
Đồi E1 là một trong 5 cao điểm phòng lực phía đông, thuộc phân khu trung tâm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tấn công ở hướng Đông-Bắc vào Điện Biên Phủ. Vì vậy, thực dân Pháp coi đồi E1 là bức bình phong bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, chúng tìm cách giữ bằng được cao điểm quan trọng này.
dien bien noi luu giu di tich lich su cua tran danh hao hung
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay còn gọi là hầm Đờ Cát là nơi tướng Đờ Cát của thực dân Pháp ở, làm việc và trực tiếp chỉ huy trận đánh của thực dân Pháp với quân dân ta. Hầm nằm tại cánh đồng Mường Thanh, được xây dựng vô cùng kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc. Hiện nay hầm còn giữ được gần như nguyên vẹn hiện trạng và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Điện Biên.
Thành Bản Phủ là thành lũy được xây dựng bởi vị tướng Hoàng Công Chất nhằm bảo vệ và giữ vững căn cứ địa Mường Thanh, chống lại sự xâm lược của giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống hòng âm mưu cướp nước ta. Thành rộng hơn 80 mẫu, cao 15m với hàng rào tre bao quanh, bên ngoài là hào nước sâu 4 – 5 thước tạo nên một khung cảnh vô cùng hùng vĩ và tráng lệ.
Bảo tàng chiến thắng Điện Biên là công trình được xây dựng để chào mừng và kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là nơi trưng bày tượng, bản đồ và các chứng tích của cuộc chiến Điện Biên Phủ hào hùng. Hiện nay bảo tàng chiến thắng Điện Biên đón hàng trăm lượt khách tham quan mỗi ngày và trở thành địa điểm du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh Điện Biên.
Hồ Pá Khoang nằm ẩn mình trong thung lũng, giữa núi rừng trập trùng của tỉnh Điện Biên. Từ trung tâm thị xã Điện Biên, bạn chỉ cần đi thêm khoảng 20km nữa là đến được Hồ Pá Khoang, nơi có thảm động thực vật vô cùng phong phú và cảnh vật nên thơ, với hồ nước trong xanh nằm cạnh những cánh rừng bạt ngàn hun hút.
Giữa hồ Pá Khoang, trên một hòn đảo nhỏ xinh là thiên đường Hoa anh đào với hàng ngàn cây anh đào đủ sắc độ nở rộ giữa đại ngàn sắc xanh của vùng núi Điện Biên, tạo nên một bức tranh vô cùng mê hoặc và cuốn hút.
Suối khoáng nóng Hua Pe nằm cách trung tâm thị xã Điện Biên khoảng 5km. Nước suối ở đây lúc nào cũng có nhiệt độ khoảng 60 độ C cùng nhiều khoáng chất quý giá, có lợi cho sức khỏe nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Suối kháng nóng Uva nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 15km về phía Tây Nam, thuộc địa phận xã Nọong Luống. Nước suối có nhiệt độ trung bình lên tới 76 – 84 độ, rất thích hợp để chữa bệnh nên hàng năm đón số lượng lớn khách du lịch đổ về đây.
Động Pa Thơm hay còn có tên khác là động Tiên Hoa, thuộc địa phận xã Pa Thơm, Điện Biên, nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 5km. Vào sâu bên trong du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp lung linh huyền ảo của nhũ đá, mỗi một nhũ đá là một hình tượng khác nhau với đủ sắc màu óng ánh. Động có nhiều nhũ đá mang những hình hài hết sức sống động, màu sắc huyền ảo, lung linh dưới ánh nến. Bên vách là những khối nhũ đá như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh bạc làm cho cảnh quan càng thêm vẻ huyền bí nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Hang Thẩm Púa, còn được gọi là hang ông Giáp, nằm dưới chân núi đá vôi Pú Hồng Cáy, thuộc địa phận Bản Pó, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi xuất hiện người Việt Cổ, là địa điểm đặt Sở chỉ huy đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm và đặc trưng của vùng núi Tây Bắc như gấu ngựa, gấu chó, vượn bạc má, vọoc xám, công, trăn mốc, rái cá… Ngoài ra, với thiên nhiên hoang sơ cùng khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch khi đến với Điện Biên.
Cực tây tổ Quốc A Pa Chải là nơi giáp ranh của ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Nơi đây thường được mọi người đùa rằng “một con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”, với độ cao 1864m so với mực nước biển. Chi tiết tour du lịch A Pa Chải 3 ngày 3 đêm
Cánh đồng Mường Thanh với chiều dài khoảng 23km, là vựa lúa lớn nhất của tỉnh Điện Biên với những cánh đồng lúa trù phú bên cạnh con sông Nậm Luông. Cánh đồng Mường Thanh còn nổi tiếng với câu ví của người Thái: "nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc".
Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Pha Đin là con đèo có tện gọi xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là "trời", Đin là "đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Tương truyền rằng trước đây người Lai Châu và Sơn La cũ tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng cách cho đua ngựa vượt dốc Pha Đin, người và ngựa của người Lai Châu phi nhanh hơn một chút nên phần đèo thuộc về tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) cũng dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Tháp Chiềng Sơ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ được xây dựng chừng 400 năm trước, tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 85km về phía Nam
Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?