Các Lễ hội ở Sơn La, những Lễ hội các dân tộc tại Sơn La

Hội chợ Canton Fair
Danh sách các lễ hội chính ở Sơn La
Sơn la là ngôi nha chung của 12 dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộc Kinh có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mông có 114.578 người, chiếm 13%, dân tộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác chiếm 6,73%. Với cơ cấu dân đó, Sơn La là tỉnh có nhiều Lê Hội của các dân tộc. Chuyên gia tour núi giới thiệu các lễ hội để du khách tham khảo. Quí khách có nhu cầu biết rõ hơn xin tìm hiểu thêm.

Tết Độc Lập của người Mông ở Mộc Châu, Sơn La

Theo phong tục tổ tiên, đồng bào dân tộc Mông chỉ ăn Tết một lần vào dịp cuối năm dương lịch. Nhưng từ sau năm 1945 đến nay, đồng bào dân tộc Mông ở Mộc Châu (Sơn La) đã hình thành nên một cái Tết mới – Tết Độc lập, mừng Quốc Khánh 2/9. Nếu Tết truyền thống tổ tiên người Mông gói gọn trong phạm vi gia đình, họ hàng, cộng đồng bản hoặc giữa bản này với bản kia thì Tết Độc lập 2.9 phạm vi rộng hơn, liên kết cộng đồng người Mông giữa các vùng miền, đó là dịp trai gái, già trẻ gặp nhau.

Tết Xíp xí của người Thái ở Sơn La

Theo tục của người Thái và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái như: Tày, Nùng, Giáy (trừ Thái Đen), ngày 14 tháng 7 âm lịch là Tết Xíp Xí, trong mâm lễ cúng nhất thiết phải có thịt vịt để cho cái xấu, cái hạn theo con vịt đó trôi đi. Vào ngày này, thịt vịt được cúng ở miếu đầu làng, thịt lợn thì được cúng ở miếu cuối làng. Sau khi cúng xong, đồng bào thường dùng chỉ buộc vào tay để lấy may. Qua ngày này, họ cởi chỉ buộc vào góc màn mình ngủ. Ngoài ra, theo tục lệ của người Thái, trước khi đi xa hay làm một việc gì đó liên quan đến kiêng kị đều dùng thịt vịt làm lễ vật cúng. Đồng bào quan niệm rằng, thịt vịt là loại thịt kỵ ma.

Lễ hội Xên Mường dân tộc Thái đen ở Sơn La

Trước đây cứ 2 năm tổ chức 1 lần vào dịp năm hết, Tết đến, thu hoạch xong mùa màng, với quan niệm của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc là cầu cho vạn vật bảo vệ con người, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bản mường đoàn kết, giúp nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Địa điểm chọn lễ cúng mường thường là tại một cánh rừng già được gọi là “Đông Xên”. Lễ vật gồm mổ trâu, lợn, gà, sản vật, thóc gạo, hoa quả…

Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên, Sơn La

Tổ chức vào dịp đấu xuân (khoảng mùng 5 tết) khi mọi việc đồng áng đã kết thúc. Tham dự lễ hội Mợi bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những điệu múa hấp dẫn, tham gia những trò chơi dân gian mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản hấp dẫn.

Lễ hội Mương A Ma dân tộc Xinh Mun ở Sơn La

Thường được tổ chức 3 – 5 năm một lần, diễn ra trong 2 ngày vào bất kỳ ngày nào trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Nét đặc sắc của lễ hội này chính là những hoạt động giải trí – văn nghệ và giáo dục trong phần hội.

Lễ hội Xen Pang Ả dân tộc Kháng tại Sơn La

Không chỉ là dịp để dẫn tộc Kháng, Sơn La cảm ơn tổ tiên và thần đã giúp đỡ họ trong những ngày tháng lao động vất vả. Mà còn là dịp để họ vui chơi, thư giãn và tìm bạn đời.

Lễ hội chọi trâu tại Phù Yên, Sơn La

Lễ hội chọi trâu huyện Phù Yên là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhân dân các dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đồng thời khuyến khích phong trào chăn nuôi đại gia súc, xây dựng huyện vùng cao Phù Yên ngày càng đổi mới và giàu đẹp

Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai của người Thái tại Sơn La

Cộng đồng dân cư ở Quỳnh Nhai chủ yếu là người Thái, sinh sống bằng nghề chính là trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá. Bởi vậy từ bao đời nay, bà con rất gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất.

Lễ hội Gội đầu của người Thái trắng tại Sơn La

Lễ hội gội đầu hay còn gọi là lễ hội Lúng Ta. Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái trắng. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần vào đúng chiều ngày 30 tết âm lịch. Người Thái quan niệm, gội đầu là để rửa trôi, tống tiễn những cái vất vả, bênh tật, điều không may mắn của năm cũ theo dòng nước (sông, suối) trôi đi, đi mãi không lặp lại, đồng thời cũng là cầu cho năm mới tốt lành, gặp điều may mắn, làm ăn phát đạt.

Lễ hội Hoa Ban (Đón ban) ở Bản Áng, Mộc Châu, Sơn La

Được tổ chức vào dịp tháng hai âm lịch hang năm , thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lế hội Hoa Ban (hay còn gọi là lễ hội Sên bản, Sên mường, đón ban) là lễ hội cầu mưa, cầu phúc cho bản, mường của đồng bào dân tộc Thái. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Lễ hội Hết chá của người Thái tại Sơn La

Lễ hội tổ chức tầm cuối tháng 3 dịp kết thúc ban nở ở Bản Áng, Đây không phải là lễ hội chia tay hoa ban. Đây là lệ tạ ơn của người Thái với các thầy Mo đã có công chữa bệnh cho mình

Các lễ hội khác ở Sơn La

- Đông Sang, Lễ hội Bà chúa Hoa của người Dao Tiền
- Lễ hội Hoa đào tại Lóng Luông, Vân Hồ.
- Lễ hội Lúng La (gội đầu bằng hoa ban) ở suối Vặt.
- Lễ hội Cầu duyên mùa ban nở ở thác Dải yếm, Mường Sang.
- Hội mùa hoa cải ở bản Thông Luông xã Vân Hồ và Thị trấn nông trường Mộc Châu.
- Hội tình yêu mùa hoa cải của người Mông (từ 28.9 – 2.9) tại thị trấn Mộc Châu.
- Những người trồng chè có Lễ hội hái chè
- Những người nuôi bò sữa có Hội thi hoa hậu bò sữa rất hấp dẫn.

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Tết độc lập dịp mùng 2 tháng 9 tại Mộc Châu%> Tết độc lập dịp mùng 2 tháng 9 tại Mộc Châu
  • Lễ hội Hết Chả, lễ tạ ơn của người Thái%> Lễ hội Hết Chả, lễ tạ ơn của người Thái
  • Lê hội gồi đầu chiều 30 tết của người Thái%> Lê hội gồi đầu chiều 30 tết của người Thái
  • Lễ hội chọi trâu tại Phù Yên, Sơn La%> Lễ hội chọi trâu tại Phù Yên, Sơn La
  • Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai, Sơn La%> Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai, Sơn La

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?