Rừng Quốc gia Xuân Sơn - Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ

Rừng Xuân Sơn - Vườn Quốc Gia Xuân Sơn ở đâu ?

Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, là một trong 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, được ví là “lá phổi xanh” ở vùng Tây Bắc.

Tên của vườn Quốc gia đặt theo thên của xã Xuân Sơn của huyện Tân Sơn nằm hoàn toàn ở vùng lõi của vườn Quốc gia. Một ngày ở Xuân Sơn có 4 mùa. Vườn quốc gia Xuân Sơn có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng

Rừng Xuân Sơn - Vườn Quốc Gia Xuân Sơn có gì

Giá trị nhất của Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Đứng trước những cây chò chỉ cao bằng toà nhà 20 tầng hay cây gỗ nghiến cổ thụ gốc bạnh to 3 người ôm không xuể mới càng thấy khâm phục người dân bản Cỏi bởi ý thức gìn giữ giá trị vô giá của thiên nhiên.

Tại đây hiện có 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong Sách đỏ Thế giới. Các loài đặc trưng như voọc xám, vượn chó, cầy bạc má, sóc bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo,... về chim có: gà lôi, gà tiền, đại bàng đất,... riêng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc.

Vườn có 726 loài thực vật bậc cao : như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao.. (có rừng Chò Chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc) còn là kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc.

Ba đỉnh núi cao trên 1.000m (núi Voi, núi Ten và núi Cẩn), hệ thống hang động đa dạng phong phú được hình thành qua hàng trăm năm,

Cánh rừng chò chỉ đẹp nhất nhì Tây Bắc và hệ thống hang động đá vôi đầy bí ẩn. Và ở giữa lưng chừng của núi rừng thẳm xanh là thác Tiên trong lành, mát lạnh. Thác Tiên tựa như một bài hùng ca của thiên nhiên hoang sơ

Rừng Xuân Sơn là quê hương của gà chín cựa, thức gà thơm từ thớ thịt, vị đậm đà, hơn hẳn những giống gà khác. Đặc biệt từ cách nuôi gà kỳ công, từ khâu lựa số cựa, chọn dáng gà, chăm gà ăn để đảm bảo độ chắc thịt...Là đặc sản tiến vua thủa xưa với mâm lễ vật “ voi chin ngà, gà chin cựa, ngựa chin hồng mao” , giúp Sơn Tinh thắng cuộc mà lấy được Công Chúa Mỵ Nương trong truyền thuyết...

Cộng đồng các dân tộc nơi đây hiện vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc: như đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rượu hoẵng, cơm lam... Món ăn ẩm thực thực đặc sản : gà nhiều cựa, xôi ngũ sắc, thịt chua, rau sắng, cá suối

Bản Cỏi - nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ. Còn lưu giữ gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Dao như: kiến trúc nhà lợp cọ, vách đất; nghi thức mặc trang phục dân tộc trong các lễ hội, tục ngủ thăm tìm vợ, lễ cấp sắc, các điệu múa cầu thần; các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, nấu rượu,…

Đến với bản Cỏi, bạn sẽ tìm thấy những căn nhà nhỏ xinh nép mình giữa bạt ngàn núi rừng như vậy. Những căn nhà nhỏ, thân làm bằng gỗ, mái được lợp từ chính lá cọ phơi khô, vừa làm dịu mát ngôi nhà giữa ngày hè nóng bức, vừa tránh được côn trùng bởi hương cọ tự nhiên.

Trước đây, đồng bào Dao Tiền sống ở lưng chừng ngọn núi Ten cao trên 1.000m so với mực nước biển. Sau khi Nhà nước tiến hành chủ trương hạ sơn, dân bản đã định cư ở ven bờ suối Cỏi nằm dưới chân núi Ten. Đến nay, cả bản đã có hơn 85 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao, số ít là dân tộc Mường.


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ%> Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ
  • Etoco thăm rừng Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ 2020%> Etoco thăm rừng Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ 2020

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?