Các lễ hội văn hóa và đặc sản Phú Thọ

Phú Thọ được là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu

Lễ Hội và Văn Hóa Phú Thọ

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm...

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở Phú Thọ. Ngày 24/11/2011 Hát Xoan - Phú Thọ đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là niềm tự hào và vinh dự lớn không chỉ của người dân miền Đất Tổ mà còn là của cả dân tộc Việt Nam. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Các Lễ hội ở Phú Thọ
  • Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch) được tổ chức tại đền Hùng nay được nâng lên thành quốc giỗ

  • Lễ hội Nông Trang ở phường Nông Trang, Việt Trì tôn vinh Đinh Tiên Hoàng Đế

  • Lễ hội đền Trù Mật (Văn Lung, Phú Thọ) tôn vinh sứ quân Kiều Thuận

  • Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng Giêng hàng năm tại xã Hiền Lương)

  • Hội chọi trâu Phù Ninh (12/2 âm lịch - Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh)

  • Hội phết Hiền Quan: được tổ chức ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tôn vinh hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa thời Hai Bà Trưng và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân

  • Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác như: Hội chùa Thắm (5/5 âm lịch - Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba). Hội đình Cả ở xã Võ Lao, huyện Thanh Ba suy tôn: Thần Nông, thần Núi, thần Nước…

Sản Vật Nổi Tiếng và Đặc Sản Ẩm Thực Phú Thọ

  • Bưởi Đoan Hùng là giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực Bắc của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên giống bưởi nổi tiếng này được trồng ở nhiều địa phương khác nhưng chất lượng không bằng tại Đoan Hùng do thổ nhưỡng và khí hậu. Giống bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn

  • Hồng Hạc Trì cổ thụ là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quý hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua ngày xưa. Hiện nay ở Thành phố Việt Trì chỉ còn duy nhất một cây hồng Hạc Trì cổ thụ

  • Chè Phú Thọ bao gồm chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh

  • Dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ).

  • Cá sông: có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Ngoài gia, trên sông Lô, sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng… Tại vùng sông Thao huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon.

  • Gà chín cựa hay gà nhiều cựa được nuôi xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và vùng Thanh Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của Phú Thọ. Gà chín cựa được nhắc đến trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh như là một sính lễ mà Vua Hùng đòi hỏi để cầu hôn nàng Mỵ Nương cùng với voi chín ngà và ngựa chín hồng mao.
  • Thịt động vật: các món thịt chó Việt Trì và thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện Thanh Sơn

  • Các loại rau: Có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn.

  • Bánh tai Phú Thọ có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương.

  • Đặc sản cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín...


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Ảnh Lễ Hội đền Hùng mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ Lễ Hội đền Hùng mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ
  • Ảnh Gà chín cựa nuôi nhiêu ở rừng Quốc Gia Xuân Sơn Gà chín cựa nuôi nhiêu ở rừng Quốc Gia Xuân Sơn

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?