Tết của dân tộc Hà Nhì, Tết và lễ hội trong năm của người Hà Nhì

Tết của dân tộc Hà Nhì, Tết và lễ hội trong năm của người Hà Nhì

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Y tý, Bát Xát, Lào Cai là xã có 70% dân số là người Hà Nhì Đen tập trung tại Bản Choẻn Then và Lao Chải (Cách nhau 6KM) định cư nơi giáp biên địa đầu của Tổ quốc, quanh năm suốt tháng chìm trong sương mù dầy đặc, địa hình hiểm trở, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Người Hà Nhì có ăn tết Âm lịch cùng với cả nước, nhưng vẫn duy trì tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì. Công ty Hanoi Etoco giới thiệu các tết trong năm của người Hà Nhì để du khách có dịp đi du lịch Y Tý có thể trải nghiệm.

Tết tháng 11 hay còn gọi gọi tết Cố Nhị Chà

Khi đã thu hoạch xong mùa màng là tết mừng năm mới. Tết tháng 11 tổ chức vào ngày Thìn trong tháng 11 dương lịch, ngày cụ thể do gia làng, thấy cúng quyết định và kéo dài 12 ngày đến ngày Thin tiếp theo

Têt Thiếu Nhi hay còn gọi là Tết Gà Ma O

Với mong muốn xua đuổi bệnh tật, cầu chúc cho con trẻ trong thôn, bản có sức khỏe, học hành tốt lại là Tết độc đáo của người Hà Nhì.

Tết thiếu nhi thường tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng tại nhà trưởng dòng họ hoặc nhà già làng hay thầy cúng. Tháng giêng có nhiều ngày Thìn, việc tổ chức vào ngày Thìn nào do trưởng bản và thấy cúng quyết định.

Không phải nhà nào cũng được làm cỗ cúng, những nhà có người chết trong vòng 3 năm không được làm và tham dự ngày Tết thiếu nhi. Đàn ông không có vợ (tức không có trẻ em) không được tham gia.

Từ sáng sớm trong ngày Tết này, mỗi gia đình trong thôn phải mang một mâm cơm gồm 10 món đặc trưng bao gồm: gà luộc, lạc rang, đỗ tương, trứng rang, dồi lợn, rau cải luộc, bí đỏ luộc, khoai lang luộc, khoai sọ, khoai tây, xôi nếp, rượu trắng đến. Các mâm cơm được xếp hàng thành 2 dãy song song ngoài sân, phía đầu sân là mâm cơm chính của trưởng dòng họ hoặc của thầy cúng. Ngay cạnh mâm cơm chính là mâm cơm thờ trong ngày Tết được bày dưới đất với đủ các món, được trang trí hoa đào, hoa rừng, các ống tre đựng rượu tượng trưng có cắm các vòi hút rượu.

Bắt đầu buổi lễ Tết thiếu nhi, trưởng dòng họ hoặc thầy cúng sẽ khấn trước bàn thờ, rồi đến đại diện thành viên mỗi gia đình. Sau thủ tục này, thầy cúng và mỗi người ai ngồi mâm nhà nấy, mỗi người đàn ông một mâm cùng nhau uống rượu, nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái, kinh nghiệm sản xuất. Trong khi đó, phụ nữ thì ngồi chung năm bảy người một mâm bên cạnh bếp lửa trong nhà, trẻ em không được ngồi chung với người lớn. Buỗi lễ kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối. Sau đó người lớn sẽ phát lộc, từng đứa trẻ trong làng đứng xếp thành hàng và lạy người già lấy phúc, lấy tuổi và ban phát lộc cho các cháu. Chúc cho con cháu mình luôn khỏe mạnh, sống đoàn kết biết yêu thương đồng bào, yêu làng yêu bản.

Lễ hội Khô Già Già - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Đây được coi là lễ hội cầu mùa của dân tộc Hà Nhì đen, Lễ hội đã tồn tại từ rất lâu đời và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Lễ hội Khô Già Già được tổ chức trong 5 ngày, bắt đầu vào ngày Thìn (ngày con rồng), kết thúc vào ngày Thân (ngày con khỉ) tháng 6 âm lịch hằng năm - Lúc này, mùa màng đã cấy xong, chỉ mong mưa thuận gió hòa chờ thu hoạch
Lễ hội Khô Già Già được bắt đầu bằng nghi lễ mổ trâu cúng tế thần linh. Sau đó, thịt trâu sẽ được chia đều cho các gia đình mang về để cúng tổ tiên. Tiếp đó, mỗi gia đình lại tự chuẩn bị lễ vật rồi mang đến rừng cúng tế thần linh.

Lễ hội Khô Già Già còn được gọi là “lễ hội trùm chăn”
Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như đu dây, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, hát đối đáp giao duyên… Điểm đặc biệt, lễ hội Khô Già Già còn mang ý nghĩa như lễ hội tình yêu. Trước khi đi hội, bao giờ các chàng trai chưa vợ cũng chuẩn bị kỹ càng và đem theo một cái chăn chiên mới. Gần tới nơi, họ giấu cái chăn ở một hốc đá, bụi cây…. Tại lễ hội, chàng trai tham gia một cách hào hứng, chủ động, đặc biệt với các trò chơi đòi hỏi phải thể hiện hết năng lực và bản lĩnh đàn ông nhằm thu hút sự chú ý của các cô gái. Qua ánh mắt, chàng trai biết cô gái nào có cảm tình với mình và sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp để tiếp cận, kéo cô gái ra chỗ giấu chăn. Dĩ nhiên cô gái sẽ chống cự, nhưng là sự chống cự cho “phải phép”; tay có vẻ nhùng nhằng nhưng miệng thì cười quyến rũ và chân lại... bước theo người ta. Chàng trai lập tức lấy cái chăn mà mình đã giấu sẵn, trùm lên đầu cô gái, rồi dẫn cô gái ra bìa rừng, bờ suối hoặc chỗ nào đó, hai người ngồi bên nhau tâm sự. Qua tâm sự, nếu cảm thấy không thể tiếp tục tình yêu được, thì họ sẽ chia tay và không bao giờ lặp lại chuyện trùm chăn nữa. Trường hợp cả hai bên đều hài lòng về nhau, thì đợi lúc gần sáng chàng trai sẽ vác cô gái về “giấu” ở nhà mình. Sau đó ít ngày, nhà trai cử người sang nhà gái mối mai, xin với nhà gái cho đôi trẻ được tự do tìm hiểu trên quan điểm đi đến hôn nhân. Trùm chăn, thực ra là bước đầu tiên của tục “Kéo vợ”, tương tự như tục “Kéo vợ” của dân tộc Mông. Song chính động tác trùm chăn đã tạo nên sự khác biệt, độc đáo, phản ánh một nét văn hoá hôn nhân của người Hà Nhì, so với các dân tộc anh em nói chung và dân tộc Mông nói riêng. Vì ý nghĩa này mà lễ hội Khô Già Già còn được gọi là “lễ hội trùm chăn”. Được biết, hiện ở nhiều vùng người Hà Nhì, tục trùm chăn vẫn còn duy trì trong cuộc sống đời thường, đặc biệt tại các lễ hội. Đó là một nét văn hoá truyền thống mang bản sắc Hà Nhì, rất chung mà lại rất riêng...

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Tết của dân tộc Hà Nhì, Tết và lễ hội trong năm của người Hà Nhì đạt 4.11 / 5 với 21 đánh giá