Trà Cổ Móng Cái ở đâu, các điểm du lịch tại Trà Cổ Móng Cái

Trà Cổ Móng Cái ở đâu, các điểm du lịch tại Trà Cổ Móng Cái

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Móng Cái là thành phố biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh

Móng Cái ở đâu ?. Móng Cái thuộc tỉnh nàm

Móng Cái là một thành phố biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh được thành lập ngày 24/9/2008 theo Nghị định 03/NĐ-CP của Chính Phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Móng Cái. Thành phố nằm bên bờ sông Ka Long, cách thành phố Hạ Long 178 km về hướng Bắc.

Móng Cái có đường biên giới trên biển và đất liền với Trung Quốc dài hơn 70 km. Cột mốc 1378 tại phường Trà Cổ thành phố Móng Cái là cột mốc biên giới trên bộ cuối cùng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Là thành phố biên giới có cửa khẩu Quốc tế với Trung Quốc. Móng Cái là trung tâm thương mại, giao thương hàng hóa lớn của cả vùng Đông Bắc.

Móng Cái có nhiều địa điểm tham quan các di tích danh thắng như bán đảo Trà Cổ, Bình Ngọc, đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, các khu rừng ngập mặn như Tràng Vinh, Quất Đông... Ngoài ra, du khách còn có thể thăm cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và nhiều di tích khác như đình Trà Cổ, Chùa Linh Khánh, chùa Xuân Lan, mũi Sa Vĩ,....

Có quốc lộ 18 đi qua đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đây cũng là điểm cuối của dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái CT06

Các điểm du lịch tại trung tâm TP Móng Cái

Có thể nói, thành phố Móng Cái là một cái chợ lớn, trong đó có nhiều chợ nhỏ. Tất cả các chợ đều tập trung tại khu trung tâm và năm cạnh nhau tạo nên một cái chợ lớn. Đi du lịch Móng Cái gắn liền với đi Shopping tour

Chợ Móng Cái 1 còn gọi là chợ Trung Tâm. Chợ chính mới xây lại được khoảng 10 năm nay, chợ chủ yếu bán hàng quần áo, túi xách, ba lô

Chợ Móng Cái 2: Bán Vải, Quần áo và các đồ tạp hóa khác

Chợ Móng Cái 3: Bán quần áo, Hoa Quả và Thực Phẩm

Chợ Vinh Cơ: Chủ yếu bán đồ điện máy, điện tử, đồ trang trí nội thất, thiết bị nhà tắm, vệ sinh

Chợ Tô Gi: Bán quần áo và hàng tạp hóa, đồ điện tử loa đài, âm ly

Các chợ tại móng cái có nhiều thương nhân Trung bán hàng. Hàng hóa bán buôn cho các chủ hàng nơi khác và bán lẻ cho khách du lịch. Các cửa hàng do người Trung Quốc bán thường nghỉ rất sớm. Sau giờ ăn trưa nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Quí khách thoải mái mặc cả tại Móng Cái đến giá thuận mua vừa bán thì thôi

Trung tâm Thương mại Vincom: chủ yếu bán quần áo ( Như các Vin Com khác)

Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái là điểm du lịch được nhiều du khách đến chụp ảnh Check in

Trà Cổ là một phường của thành phố Móng Cái

Trà Cổ ở đâu?, Trà cổ có gì?

Năm 1992 Trà Cổ nhập vào TX Móng Cái và nay là một phường thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Trà Cổ có bãi biển nước cạn dài đến 17 km nên thu hút nhiều khách du lịch đến tắm biển. Dân số khoảng 5000 người, chủ yếu sống bằng nghề dịch vụ, đánh cá và nuôi trồng thuỷ sản.

Tour du lịch Trà Cổ Móng Cái 3 ngày 2 đêm

Lịch sử Trà Cổ, gốc gác người Trà Cổ

Người dân Trà Cổ đời này qua đời khác lưu truyền nhau câu ca để nhớ về gốc gác xa xưa của mình: "Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn". Gốc gác ấy bắt đầu cách đây khoảng 600 năm, khi đó, 12 gia đình dân chài ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị giông tố cuốn ra biển rồi dạt đến mảnh đất Trà Cổ. Cơn bạo nạn đi qua, 6 gia đình không chịu được sóng gió đã quay về quê cũ. Họ bảo rằng: "Ở đây ăn bổng lộc gì. Lộc sung thì chát, lộc si thì già". Lời của họ, cũng là thực tế ở miền đất chứa đựng nhiều gian khó. Khó khăn có thừa nhưng đổi lại miền Trà Cổ non nước thanh bình. Những người ở lại xem Trà Cổ là nơi: "Ở đây vui thú non tiên. Tháng ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau". Tự động viên nhau để khai hoang lập nghiệp, 6 gia đình lập đền thờ Thành hoàng, lấy tên gốc của quê mình là hai làng Trà PhươngCổ Trai ghép lại đặt cho quê mới là Trà Cổ.

Các điểm du lịch tại Trà Cổ

Bãi biển Trà Cổ

Bãi biển Trà Cổ dài 17 Km, Dọc bờ biển là rừng phi lao chạy dài. Bắt đầu từ mũi Sa Vĩ ở hướng Đông Bắc đến Mũi Ngọc phía Tây Nam.

Mũi Sa Vĩ - Nơi địa đầu Tổ quốc

Mũi Sa Vĩ thuộc địa phận phường Trà Cổ, TP Móng Cái - điểm đánh dấu địa đầu cực Đông Bắc của đất nước là bức phù điêu hình lá cây Đước vươn thẳng lên trời, trên ghi câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“... Từ Trà Cổ rừng dương
Đến Cà Mau rừng đước...”

Cụn thông tin văn hóa cổ động Mũi Sa Vĩ được khởi công xây mới từ 2009 tại nơi đặt nét bút đầu tiên để vẽ nên bản đồ hình chữ “S” của nước Việt Nam, hoàn thành vào tháng 10-2013.
Công trình này bao gồm 3 phần: Phần quảng trường, phần cụm công trình chính và phần nhà dịch vụ, quy tụ thành một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, đẹp, hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc.

Phía trước là khu vực quảng trường trung tâm, với hai hàng trụ đá với chất liệu đá tự nhiên lấy từ vùng đất cố đô Hoa Lư - Ninh Bình thẳng hướng đến cụm chính và hai hàng trụ đá xếp hình bán nguyệt phía sau vững chãi, sừng sững cho chúng ta liên tưởng đến những người lính kiên trung nơi địa đầu Tổ quốc luôn ngày đêm canh giữ cho từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo các bậc tam cấp lên đỉnh cụm công trình chính được xây dựng với 8 chiếc lá Đước biểu tượng của Cà Mau vươn thẳng lên trời xanh được đúc từ bê tông vĩnh cửu thể hiện tình đoàn kết dân tộc.

Công trình có chiều cao 27 m, có chu vi 200 m được ốp bằng sứ màu với họa tiết là hình ảnh sinh hoạt văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em. Đây là cụm thông tin cổ động mang biểu trưng Tổ quốc nơi biên giới đất liền có quy mô lớn nhất ở Việt Nam.

Đình Trà Cổ

Ngôi đình được xây dựng vào năm Quang Thuận thứ 2 (Tân Tỵ, 1461) dưới triều vua Lê Thánh Tông, trên vùng đất phía Nam phường Trà Cổ ngày nay. Mặc dù trải qua rất nhiều năm, nhiều cơn binh lửa, và đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng ngôi đình vẫn giữ được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng.
Ðình Trà Cổ được dựng theo kiểu chữ "công" trên tổng diện tích 1000 m2, quay hướng nam. Tiền đường gồm 5 gian, 2 chái, hậu cung có 3 gian. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi giống như những ngôi đình của các làng quê đồng bằng sông Hồng.
Bên trong đình có 48 cột lim đặt trên tảng kê bằng đá xanh. Cột cái cao 4,65 m, chu vi cột 1,63 m. Các cột được giằng đan bởi những xà ngang dọc, ở các đầu xà gồ đều chạm đầu rồng. Hai đầu hồi là hai bức hoành phi sơn son thiếp vàng đối diện nhau ghi tám chữ Hán: "Nam Sơn Tịnh Thọ" 南山淨壽 (Nước Nam bền vững), "Địa cửu thiên trường" 地久天長 (Đất vững trời dài)". Ngoài ra, đình còn có 2 cột bằng đá nguyên khối cao hơn 2 m.

Lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm với nhiều nét độc đáo như rước Vua ra miếu, rước "Ông Voi", thi nấu ăn... và nghi lễ không thể thiếu là một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn vào ngày 25/5 và đến 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ.

Đền Thánh Mẫu

Đền Thánh Mẫu là ngôi đền cổ, xuất hiện cùng với Đình Trà Cổ. Đền thờ bà Thiên Hậu Thánh mẫu, bà có tên là Lâm Mặc Nương, người Phúc Kiến, Trung Quốc. Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.
Trong đền có một cây chay cổ thụ có tuổi chừng khoảng 700 năm, cạnh đền có một cái giếng tiên có nước ngọt và rất mát.

Chùa Vạn Linh Khánh

Chùa Vạn Linh Khánh thuộc địa phận khu Nam Thọ, phường Trà Cổ là một trong những di tích có giá trị tiêu biểu của thành phố Móng Cái đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1999.
Niên đại xây dựng chùa Vạn Linh Khánh chưa được xác định rõ. Theo bài minh trên chuông đồng đúc lại vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) có nói vào năm Cảnh Thịnh thứ 15 triều vua Lê Hiển Tông (1754) đã có Linh Khánh Tự. Năm 2018 chùa chính có quy mô lớn đang được xây dựng lại với các cột to bằng bê tông.

Trải qua những tác động của thời gian, đến nay chùa đã nhiều lần được trùng tu, dấu ấn thời Lê không còn nữa. Nhưng tại đây vẫn còn lưu giữ được khá đầy đủ những hiện vật đồ thờ và tượng pháp: một hệ thống tượng gồm 53 pho tượng cổ được bổ sung qua nhiều thời kì. Đáng chú ý nhất là 4 pho tượng Thích Ca sơ sinh, 2 pho tượng Quan Âm Tống tử và 2 pho tượng Tam thế nhỏ

Đi du lịch Trà Cổ Móng Cái ăn gì ?

Gà Tiên Yên

Gà Tiên Yên hay còn gọi là gà đồi hay gà râu là một giống gà nội địa của Việt Nam, có nguồn gốc ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Gà Tiên Yên vẫn được biết đến là đặc sản trứ danh của Quảng Ninh, với câu ngạn ngữ: "Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên", chúng đã được khẳng định thương hiệu khi được bầu chọn là một trong những món ngon tiêu biểu Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam tổ chức.

Lợn Móng Cái

Tổ tiên của loài Lợn Móng Cái cũng là một loại lợn rừng. Xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới châu Á, được người dân địa phương đưa về thuần hoá và nuôi tại nhà, từ 150 năm trước đây. Vùng biển với khí hậu trong lành, giàu thức ăn có lẽ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giống lợn có màu lông đặc thù đen, trắng và hồng tím không có ở nơi khác.

Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi 2019, TP Móng cái có kế hoạch di chuyên hàng trăm con lợn nái thuần chủng ra đảo Vĩnh Thực để cách ly dịch nhưng do kinh phí quá lớn đã không thực hiện được dự án này.

Hải sải

Ngoài các món hải sản phổ biến, Sam biển là món đặc sản tại Trà Cổ. bạn hay thử khi đến đây nhé

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Trà Cổ Móng Cái ở đâu, các điểm du lịch tại Trà Cổ Móng Cái đạt 4.16 / 5 với 36 đánh giá