Các hồ nước ngọt lớn của Việt Nam gồm các
hồ nhân tạo do xậy đập thủy điện tạo nên và các
hồ nước ngọt tự nhiên.
Theo tiêu chí hồ nước ngọt lớn nhất theo diện tích
Hồ thủy điện Trị An 323 km²- Hồ nhân tạo lớn nhất
Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Với diện tích mặt hồ 323 km² được coi là hồ nước lớn nhất Việt Nam. Hồ được khởi công xây dựng năm 1984 và hoàn thành 1987 với mục đích chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An có công suất 400MW. Phía thượng nguồn của hồ có Vườn quốc gia Cát Tiên, đến đây, có khu du lịch Đảo Ó - Đông Trường dành cho du khách đến tham quan và nghỉ mát.
Hồ thủy điện Thác Bà 234 km²- Hồ nhân tạo lớn thứ 2
Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo, thuộc tỉnh Yên Bái. Với diện tích 234 km². Chiều dài hhoof đến 80 km, có độ sâu từ 46 - 58m. Hồ được hình thành khi chặn dòng sông Chảy để xây thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971. Trên hồ có 1.300 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều hang động đẹp. Đặc biệt là ven hồ có Chợ đá Quý Lục Yên độc nhất vô nhị Việt Nam.
Xem chi tiết về hồ Thác Bà
Hồ thủy điện Sơn La 224 km²- Hồ nhân tạo đứng thứ 3
Hồ Sơn La hay còn gọi là Hồ Thủy Điện Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. Diện tích hồ chứa: 224 km² với chiều dài 175km. Hồ Thủy điện Sơn La là công trình chặn dòng sông đà để xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Nha máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, tính đến năm 2020. Vị trí đẹp nhất trên Hồ là cầu Pá Uôn - một trong 10 cây cầu giữ kỷ lục Việt Nam với chiều cao từ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu 103,8m.
Hồ thủy điện Hòa Bình 89 km²- Hồ nhân tạo đứng thứ 4
Hồ Hòa Bình hay còn gọi là Hồ Thủy Điện Hòa Bình Việt NamVới diện tích: 89 km². Hồ có chiều dài 70km nơi rộng nhất 2km với độ sâu từ 80 – 100m. Hồ Hòa Bình được tạo thành do chặn dòng chảy sông Đà để xây dựng đập thủy điện Hòa Bình. Hiện nay ngoài mục đích sử dụng làm thủy điện thì trên hồ có các hoạt động du lịch văn hóa, tín ngưỡng như: Du thuyền trên lòng hồ, chiêm bái lễ tại Đền và Động bà chúa Thác Bờ. Khám phá khu du lịch Thung Nai…
Các hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam
Đứng đầu là: Hồ Ba Bể 6,5 km²
Ba Bể là một hồ nước ngọt thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và thuộc top 100 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Thế giới. Với diện tích 6,50Km với chiều dài gần 8km và nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển với độ sâu trung bình 20-25m.
Đứng thứ 2 là: Hồ Lăk 5 km²
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ 2 sau Hồ Ba Bể Việt Nam. Hồ thuộc địa phận huyện Lắk, tỉnh đăk lăk với diện tích trên 5km² được thông với con sông Krông Ana. Hồ được bao bọc bởi Khu Rừng Hồ Lắk , bên cạnh hồ có ngôi nhà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại. Đến thăm Hồ Lắk có nhiều dịch vụ du lịch phong phú như đi thuyền máy hoặc thuyền độc mộc ngắm cảnh hồ Lăk, cưỡi voi vượt hồ, thăm buôn Jun và M’Liêng
Đứng thứ 3 là hồ Tơ Nưng còn gọi Biển Hồ Pleiku 2,2 km²
Hồ Tơ Nưng hay Biển hồ Pleiku hoặc hồ Ea Nueng là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Hồ nằm ở độ cao 800m so với mực nước biển có diện tích 2,2 km². Vào mùa mưa hồ rộng khoảng 4 km², độ sâu của hồ từ 12 - 19m. Nơi đây được coi là vựa cá của Tây Nguyên, là nơi ẩn náu của các loài chim như: bói cá, cuốc đen... Chim kơ túc, le le, ngỗng trời và trên trời, chim chơ rao, chim trắc la bay lượn.
Đứng thứ 4 là Hồ Biển Lạc
Đây là một hồ nước lớn nằm trong địa phận hai huyện Đức Linh và Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận. Hồ ở giữa rừng già rộng đến 1.000 ha (rừng rộng 1000 Ha). Vì hồ rộng năm giữa rừng nên người dân nơi đây coi như Biển lạc vào rừng nên gọi tên là "Hồ Biển Lạc". Không có diện tích chính xác của hồ vào mùa khô, nhưng vào mùa mưa hồ này tràn nước, rộng đến gấp 3 lần. Người dân địa phương có câu vè
"Tánh Linh ăn gạo Đồng Kho. Ăn cá Biển Lạc, chung lo diệt thù "