Top các điểm du lịch ở Pù Luông Thanh Hóa

Pù Luông hay Phù Luông, Pù Luông ở đâu?

  • - Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Do khi đọc Pù Luông phát âm khó, nên một số người đọc thành Phù Luông cho dễ phát âm. Mặc dù biết là đọc sai nhưng vẫn được bà con chấp nhận.

  • - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa cách thành phố Thanh Hóa 130 km. Và cách Hà Nội Khoảng 178 km. Với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái.. Pù Luông gây ấn tượng với du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ của những khu rừng rậm nguyên sinh, những thửa ruộng bậc thang cùng với cuộc sống yên bình của đồng bào dân tộc miền núi.

  • - Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, vậy đi du lịch Pù Luông là đi đâu ?., xem gì ?. Đại đa số khách đi du lịch Pù Luông là đi ngắm ruộng bậc thang và phong cảnh tại Huyện Bá Thước. Một số ngươi đa mê khám khá có thể chinh phục đình Pù Luông cao 1.700M

Đi Phù Luông mùa nào, đi Pù Luông tháng nào đẹp nhất

  • - Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm Pù Luông khoác lên mình một màu áo mới “xanh mướt nhẹ nhàng” khi bước vào vụ mùa lúa mới. Khắp các thửa ruộng bậc thang đều ngả một màu xanh tươi thắm của mạ non, lúa mới.

  • - Khoảng tháng 9 và tháng 10 là thời điểm đẹp nhất, là lúc Pù Luông chuyển sang “mùa vàng” và đây là thời điểm Pù Luông đẹp nhất. Lúc này tất cả cánh đồng, thửa ruộng bậc thang đều chuyển sang sắc vàng óng ánh, hòa quyện cùng mùi thơm của lúa chín mang đến những cảm giác bình yên, gần gũi.

Ở Pù Luông có gì, Các điểm du lịch ở Pù Luông

Chợ phiên Phố Đoàn xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước

Chợ phiên Phố Đoàn ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Chợ Phố Đoàn còn được gọi là chợ Phố Đòn vốn là một khu chợ có từ thời Pháp thuộc. Chợ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 150km về hướng Tây Bắc, được biết đến là phiên chợ vùng cao độc đáo thu hút du khách khi tới Thanh Hóa.Chợ họp vào buổi sáng vào ngày thứ 5 và Chủ Nhật hàng tuần, bày bán đủ các loại hàng hóa từ truyền thống tới hiện đại như: Rau rừng, thổ cẩm, quả cam, rượu cần, cua ốc, chuột rừng...

Cọn nước Làng Sát, xã Ban Công huyện Bá Thước

Làng Sát huyện Bá Thước cách thị trấn Cành Nàng 5 km, nơi đây là nơi tập trung của bà con dân tộc Thái Đen, họ sống dọc theo những con suối với nghề trồng lúa nước có từ lâu đời. Cọn nước hay còn gọi là bánh xe nước, guồng nước là sản phẩm sáng tạo độc đáo của cư dân. Cọn nước chiếm một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của đồng bào nơi đây. Quá trình làm mỗi chiếc cọn là cả một sự kỳ công với những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Tất cả vật liệu để làm cọn đều có nguồn gốc từ núi rừng như tre, nứa, lạt, gỗ, song, mây… Trải qua nhiều thế hệ, đây cũng là thành quả của quá trình lũy, đúc rút kinh nghiệm trong lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái nơi đây đánh dấu sự phát triền của nền văn mình nông nghiệp Lúa nước. Bên cạnh guồng nước ở Làng Sát, bạn cũng có thể tới guồng nước khác ở, trên đường đi bản Hiêu hay vòng quay nước ở làng Tôm.

Trải nghiệm Chèo bè tre – Xã Ban Công, huyện Bá Thước

Suối Chàm nằm ở thôn Chiềng Lau, xã Ban Công, huyện Bá Thước - cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 170km. Người dân tộc Thái Đen trong vùng phát hiện ra con suối này vì đây là con suối lớn nhất trong vùng được hợp thành từ những con suối nhỏ đổ ra dòng sông Mã. Người dân sinh sống xung quanh nơi đây thường ra suối Chàm bắt cá và tắm. Suối Chàm trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến với Pù Luông. Thời điểm lý tưởng để trải nghiệm chèo bè tre và tắm suối Chàm Pù Luông là vào dịp cuối thu (khoảng tầm tháng 8, tháng 9). Lúc này, trời ít mưa và có nước trong xanh đặc biệt màu núi non xung quanh in hình xuống dưới đáy nước tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. . Suối Chàm cũng là nơi mà người dân tộc Thái Đen lựa chọn để tắm, hình ảnh những cô gái

Thác Hiêu thuộc thôn Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước

Bản Hiêu thuộc địa phận Làng Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước là một bản người Thái nằm bên bờ suối Hiêu bắt nguồn từ trên đỉnh Pù Luông. Bản gồm hơn trăm nóc nhà nằm rải rác dọc theo hai bên bờ suối. Cả khúc suối tính từ đầu bản đến cuối bản chỉ chừng gần cây số nhưng có tới 5 thác nước, thác nào cũng đẹp và chẳng thác nào giống thác nào. Trong đó đẹp nhất là thác Hiêu, dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Chiều dài dòng thác khoảng 800 m. Nếu nhìn từ đỉnh, dòng nước chảy đến lưng chừng núi thì tách ra thành 2 nhánh, đổ về 2 hướng khác nhau và hợp lại ở cuối dòng. Ngay phía ngoài chân thác còn có một “hồ bơi” tự nhiên. Sau một hồi lội thác trở về, du khách nên ra đây tắm rửa. Mực nước ở đây chỉ hơn 1 m, phía dưới là cát nên ai ưa mạo hiểm có thể thỏa sức bay nhảy. Nơi đây đã hình thành một điểm du lịch, có hệ thống nhà sàn nghỉ dưỡng. Nằm trên nhà sàn với vài chiếc gối tựa, du khách ngắm cảnh núi rừng, tận hưởng những giờ phút thư thái tuyệt vời.

Bản kho mường - hang dơi, xã Thành Sơn huyện Bá Thước

Bản Kho Mường xã Thành Sơn huyện Bá Thước Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân tộc Thái, với 230 nhân khẩu. Bản nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Quốc Gia Pù Luông, cách biệt với các bản làng khác trong vùng, ít chịu ảnh hưởng từ tác động của con người nên vẫn giữ được nét đẹp thơ mộng vốn có. Nhìn từ trên cao xuống, Kho Mường hiện ra với vẻ đẹp hút hồn, những ngôi nhà sàn nằm sát dưới chân núi bên những ruộng lúa, nương ngô, nương sắn. Bao quanh bản là một màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Tất cả hiện lên như một bức tranh của chốn “bồng lai tiên cảnh”.
- Hang Dơi Kho Mường - Hang Kho Mường nằm ở cuối bản, là một trong số hang động có vẻ đẹp hấp dẫn trong quần thể các hang động được phát hiện trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Những khối nhũ đá vôi được hình thành từ khoảng 250 triệu năm trước làm nên hang động này. Hang Kho Mường còn là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, ít nhất có 4 loài dơi trú ngụ trong hang này ở các thời điểm khác nhau của năm. Càng đi sâu vào trong hang, du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo, tất cả hiện lên vô cùng sống động và đặc sắc. Vào một ngách sâu trong hang còn có một bãi đất trống rất rộng trông như một sân bóng chuyền tự nhiên, đây là một trong những điểm nhấn của hang dơi.

Ruộng bậc thang Bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

Là một bản nằm ở trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông- Bản Đôn Pù Luông Thanh Hóa, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống với 285 nhân khẩu (80 hộ). là một trong số ít bản lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, kiến trúc nhà sàn độc đáo của dân tộc Thái. Đến Pù Luông vào dịp giữa tháng 5 và đầu tháng 6 hoặc giữa tháng 9 và tháng 10 mùa lúa chín bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa bậc thang nơi đây. Bản Đôn có không gian yên bình, cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân bản địa, như: măng rừng, vịt cỏ, lợn rừng, gà đồi, rau bí, ngọn su su… đặc biệt là sự chân thành, mến khách của đồng bào địa phương Đến với Bản Đôn du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang, những con đường ven theo sườn đồi nối liền các bản làng người Thái, Mường. Vào tháng 5, tháng 6, tháng 9 và tháng 10 là thời điểm Bản Đôn bắt đầu bước vào mùa lúa chín. Khi đó, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ khiến nơi đây mang một vẻ đẹp trù phú và mơ mộng. Thời điểm này cũng chính là lúc vùng đất yên bình hút khách du lịch nhất.

Thung Lũng Bản Ươi Pù Luông

Là một trong những thung lũng đẹp nhất ở Pù Luông, nếu đi từ Bản Đôn thì từ trên cao nhìn xuống Bản Ươi đẹp như một bức tranh với dãy núi đá vôi giống như đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long, dưới chân núi là Bản Ươi với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn bao la, đằng sau bản là khu rừng cọ, người dân nơi đây dùng lá cọ để lợp nhà nên khi bạn vào nhà người dân tộc Thái nơi đây bạn cảm giác rất mát. Ở giữa là con suối nước ở đây rất trong và mát tạo nên phong cảnh yên bình của bản làng nơi đây.

Son Bá Mười xã Lũng Cao, huyện Bá Thước

Son Bá Mười là 3 bản vùng cao của xã Lũng Cao huyện Bá Thước được ví như một Sa Pa thu nhỏ bởi khí hậu ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 18 - 22 độ C. Son – Bá – Mười còn được gọi là khu Cao Sơn, nằm trên đỉnh của dãy núi Pha Hé, Pha Chiến, chạy song song với mạch núi Pù Luông – Cúc Phương hùng vĩ. Cao Sơn thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông của Hòa Bình. Son – Bá – Mười khá biệt lập với bên ngoài nên đến nay còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị ảnh hưởng bởi những kiến trúc hiện đại từ bên ngoài pha tạp vào.

Đỉnh núi Pù Luông Thanh Hóa

Theo tiếng Thái, Pù Luông nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Đứng ở lối vào Bản Đôn (xã Thành Lâm),cũng dễ dàng thấy được đỉnh Pù Luông cao chót vót, được phủ một màu xanh mướt. Pù Luông là điểm đến của nhiều khách du lịch ưa thích trekking. Đỉnh cao 1700m và mất khoảng 6-8 tiếng trong điều kiện thời tiết tốt để có thể lên đến đỉnh, du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng già âm u, huyền bí.Vượt qua những cung đường hiểm trở, uốn lượn quanh co trên sườn núi, có thể phóng tầm mắt ra những dãy núi cao trùng điệp, thả hồn ngắm nhìn bản làng e ấp trong sương sớm. Mây và núi chìm vào nhau, hư hư thực thực, mọi thứ dường như không chuyển động, chỉ có duy nhất sự tĩnh lặng tuyệt đối của núi rừng.

Ẩm thực ở Pù Luông có gì?

Các món ăn nổi tiếng ở Pù Luông là gà đồi, vịt suối nướng, ốc núi, măng đắng, măng chua, canh rau ngót rừng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng... Ẩm thực Pù Luông sẽ mang những đặc trưng rõ nét của ẩm thực Thái với các món nướng, món đồ, với các loại gia vị mang nhiều hương vị núi rừng.

Đến Pù Luông Thanh Hóa thì chắc chắn không thể bỏ qua những món ngon chế biến từ vịt Cổ Lũng. Điểm hấp dẫn của giống vịt này là xương nhỏ, thịt chắc, nạc. Vịt ở đây được nuôi thả trên các khe suối, kiếm ăn tự nhiên trong nguồn nước chảy từ núi đá, nên thịt có vị thơm ngon nức tiếng gần xa.

Cá suối nướng: Cá bắt được làm sạch đem ướp gia vị. Gia vị thường là những nguyên liệu có sẵn ở núi rừng như: mắc khén, rau thơm rừng, ớt, sả, …trộn với muối. Lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá rồi tẩm các gia vị chừng vài phút, cuộn cá với rau thơm, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro ủ nóng đến khi cá chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm là đã chín. Thưởng thức cá suối nướng chấm muối ớt ăn cùng với xôi ngũ sắc, rượu nếp nương thì bạn khó mà quên món ăn dân dã này.

Cơm lam: Cơm lam của ở Pù Luông có vị ngon đặc biệt bởi dùng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm, một món ăn rất giản dị mang hương vị đặc trưng của núi rừng. Sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp với hương thơm của tre, nứa tiết ra, tạo nên dư vị hấp dẫn của cơm lam Pù Luông.

Gà đồi: Gà được người dân nuôi thả tự nhiên, chạy rông và ăn thóc nên thịt gà ở Pù Luông sẽ rất thơm và ngọt. Gà loại này đem luộc rồi ăn lúc còn nóng, chấm cùng các loại gia vị của người dân địa phương thì ngon tuyệt vời. Ngoài ra, cùng với cách tẩm ướp các gia vị truyền thống của người Thái, món gà nướng sẽ để lại những ấn tượng cho bất kỳ bạn nào đến Pù Luông.

Măng đắng: Mưa phùn mùa xuân bắt đầu lắc rắc, người Thái ở Pù Luông chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Thứ măng có vị đắng bùi, đưa vào miệng còn nhăn mặt nhưng chỉ cần nhai một lúc sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng.

Lợn cỏ nướng: Lợn cỏ hay lợn cắp nách là vật nuôi đặc sản của người Mường. Để giữ được độ ngọt của thịt phải rửa sạch con lợn trước khi mổ lấy phần nội tạng, sau đó, phần thịt không rửa lại với nước, thịt được pha thành từng miếng, cùng lòng, dồi đem hấp trên bếp củi, phần xương đem nấu với nõn chuối rừng. Thịt ba chỉ thái chỉ, ướp hành, nước mắm rồi quấn lá bưởi bên ngoài, kẹp vào thanh tre nướng trên than hồng. Lá bưởi quện vào thịt, dưới sức nóng của than, thịt săn vàng, toả mùi thơm. Thịt lợn chín tới, thái lát mỏng bày trên lá chuối tươi xanh. Khi ăn, chấm với muối rang và hạt dổi nướng dã nhỏ.

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Bản Đôn Pù Luông Thanh Hóa%> Bản Đôn Pù Luông Thanh Hóa
  • Bản Ươi Pù Luông Thanh Hóa%> Bản Ươi Pù Luông Thanh Hóa
  • Ruộng bâc thang Pù Luông Thanh Hóa%> Ruộng bâc thang Pù Luông Thanh Hóa
  • Cọn Nước Bản Xát Pù Luông Thanh Hóa%> Cọn Nước Bản Xát Pù Luông Thanh Hóa
  • Thác Hiêu - Bản Hiêu,Pù Luông Thanh Hóa%> Thác Hiêu - Bản Hiêu,Pù Luông Thanh Hóa
  • Bản Son Pù Luông Thanh Hóa%> Bản Son Pù Luông Thanh Hóa
  • Điểm Check in Bản Đôn Pù Luông%> Điểm Check in Bản Đôn Pù Luông
  • Hang Dơi bản Kho Mường Pù Luông%> Hang Dơi bản Kho Mường Pù Luông

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?