Du lịch Lạng Sơn , Các điểm du lịch tại Lạng Sơn

Du lịch Lạng Sơn , Các điểm du lịch tại Lạng Sơn

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Lạng Sơn – vùng biên cương nơi địa đầu, là cửa ngõ trọng yếu phía Bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thải Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn...
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình)và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc...

Các điểm du lịch Văn Hóa lịch sử tại Lạng Sơn

Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn, Lạng Sơn

Khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn , 1 B Long Đống , Bắc sơn, Lạng Sơn là di tích quốc gia đặc biệt , di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể) cần được bảo tồn và phát huy.

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn nằm ngay cạnh QL 1B, thuộc thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn. Là nơi lưu giữ, trưng bày các tài liệu và hiện vật về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn , các di vật, tài liệu hiện vật liên quan đến khu di tích được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Bắc Sơn và Nhà trưng bày truyền thống trường Vũ Lăng, với tổng số 138 hiện vật, gồm: 127 hiện vật gốc, 11 hiện vật phục chế.

Ghi dấu hàng loạt những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt các mạng Việt nam trong thời gian  hoạt động cách mạng tại Bắc Sơn.
Di tích gồm 12 điểm, đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1992, phân bố trên địa bàn 06 xã: Tân Hương, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Tân Lập, Long Đống thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, bao gồm:

1. Di tích Bó Tát (Mỏ Tát):
Di tích Bó Tát có tổng diện tích 15.798m2 nay đã là phế tích, chỉ còn lại phần nền móng nhà ở cũ của ông Đường Văn Thông với diện tích 54m2 cùng một số tảng đá kê chân cột nhà. Xung quanh nhà được bao bọc bởi khu vườn trồng cây ăn quả và các bụi tre gai.

2. Di tích đồi Nà Kheo:
Di tích đồi Nà Kheo  tổng diện tích là 4.463m2, nằm trên đỉnh đồi cao, xung quanh là ruộng lúa, bụi tre, rừng cây rậm rạp và một số nhà dân, chân đồi có hệ thống đường hào, dài 30m, cao khoảng 1m, ngang 0,5m.

3. Di tích đình Nông Lục:
Di tích đình Nông Lục  Đình Nông Lục nằm ở xã Hưng Vũ cách thị trấn Bắc Sơn 9km, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962. Đình là sự tổng hòa giữa kiến trúc đình Đông Bắc bộ và kiến trúc nhà sàn của dân tộc Tày. Xây dựng vào năm 1927 thời Nguyễn, đình có diện tích 180m2 với hình chữ nhất.
Đình thờ thần Cao Sơn Quý Minh Đình được chạm khắc nhiều hình tượng nghệ thuật với các chủ đề như tứ linh, lưỡng long vờn mây, lưỡng long chầu nhật, nghê và hoa lá...,

4. Di tích đồn Mỏ Nhài:
Di tích đồn Mỏ Nhài  nằm trên quả đồi diện tích trên 78.000m2, án ngữ con đường từ thị trấn Bắc Sơn đi xã Trấn Yên và Vũ Lăng. Tại đỉnh đồi, Thực dân Pháp đã cho xây dựng đồn bốt, nhà cửa kiên cố, bao quanh phía ngoài là hệ thống tường bằng đá hộc, dày gần 40cm và hàng rào dây thép gai dày đặc. Con đường duy nhất từ chân đồi lên đồn rộng khoảng 6m.
Ngày nay tại vị trí đồn Mỏ Nhài, một tượng đài chiến thắng khởi nghĩa Bắc Sơn đã được xây dựng nhằm ghi dấu những chiến công oanh liệt của ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940).


5. Di tích Thâm Thoông - Dập Dị:
Di tích Thâm Thoông - Dập Dị là đoạn đèo nằm trên tỉnh lộ 241 (tuyến đường Bắc Sơn - Vũ Lăng), tổng diện tích là 2.647m2. Nơi diễn ra sự kiện lịch sử là vị trí lưng chừng của đèo, dài khoảng 500m, thuộc xã Vũ Lăng, được cắm biển ghi dấu sự kiện ngay sát bên trái trục đường Bắc Sơn - Vũ Lăng.

6. Di tích Trường Vũ Lăng:
Di tích Trường Vũ Lăng  cách thành Phố Lạng Sơn khoảng 95km theo tuyến QL 1 B, nằm ở xã Vũ Lăng , huyện Bắc Sơn, tổng diện tích là 844m2. Hiện nay, trong khuôn viên di tích đã xây dựng 01 Bia ghi dấu sự kiện và công trình Trường Vũ Lăng (là ngôi nhà cấp 4, ba gian với tổng diện tích 102m2, do Pháp xây dựng năm 1927), đã được sửa chữa, cải tạo thành Nhà trưng bày truyền thống.

7. Di tích Sa Khao (Phia Khao):
Di tích Sa Khao nằm trong lũng Sa Khao, có diện tích 2.626m2, được bao bọc bởi núi Sa Khao và núi Pò Nến, độ cao trung bình 500 – 550m so với mặt nước biển.

8. Di tích Khuổi Nọi:
Di tích Khuổi Nọi nằm trong khu rừng Tam Tấu, có diện tích 33.151m2, được bao bọc bởi các dãy núi cao với các tầng thực vật đa dạng, phong phú. Đây là địa bàn hoạt động bí mật của Đội Cứu Quốc quân, khi có biến cố có thể rút lui an toàn theo nhiều hướng khác nhau: hướng Nam thì vượt sang xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, hướng Đông băng qua rừng đến xã Tân Thành, Tân Hương, huyện Bắc Sơn... Hiện nay, khu di tích chỉ còn lại các địa điểm dựng lán trại và sân luyện tập của Cứu Quốc quân trước đây.

9. Di tích Lân Pán:
Di tích Lân Pán trước đây là địa điểm hoạt động bí mật của Đoàn cán bộ Trung ương Đảng , Có diện tích 11.000m2. Toàn bộ khu di tích nằm ở sườn núi đá vôi Pác Ca, có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, xung quanh di tích là sườn núi và vườn cây ăn quả của nhân dân. Hiện nay, cách di tích 500m đã được xây dựng 01 bia ghi dấu sự kiện.

10. Di tích Lân Táy - Mỏ Pia:
Di tích Lân Táy - Mỏ Pia  có tổng diện tích hơn 24ha, gồm 2 điểm là hang Mỏ Pia và địa điểm Lân Táy. Hang Mỏ Pia: là một hang đá nằm ở phía Nam của di tích Lân Táy - Mỏ Pia, có diện tích 3000m2, cửa hang cao 7m, rộng 4m.

Địa điểm Lân Táy: nằm ở phía Bắc của di tích Lân Táy - Mỏ Pia, nơi dựng lán nghỉ của Đoàn cán bộ cao cấp Trung ương Đảng. Khu vực này có nhiều bãi đá, khu đất đan xen nhau, bao quanh là những ngọn núi đá nhỏ trùng điệp có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt nước biển, tạo thành lòng chảo có diện tích trên 1ha là địa điểm hoạt động bí mật và rút lui an toàn của cách mạng khi có biến

11. Di tích hang Mỏ Rẹ:
Di tích hang Mỏ Rẹ có diện tích 9.304m2, nằm trong núi Mỏ Rẹ, độ cao trung bình 480m so với mặt nước biển. Hang Mỏ Rẹ nằm lưng chừng núi và mặt quay về hướng Tây Bắc. Đây là nơi hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Bắc Kỳ và là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt phá vòng vây của địch ngày 28/8/1941.

12. Di tích Đèo Tam Canh:
Di tích Đèo Tam Canh nằm trên trục đường quốc lộ 1B (nối giữa huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn), thuộc địa phận xã Long Đống, chiều dài gần 4km, độ cao trung bình 450 - 480m, bao quanh là các dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 550 – 650m so với mặt nước biển và cây xanh bao phủ. Hiện nay, tại đỉnh đèo Tam Canh đã được lựa chọn làm địa điểm xây dựng biểu tượng Khởi nghĩa Bắc Sơn và 01 nhà bia ghi dấu sự kiện với tổng diện tích khuôn viên khoảng 120m2.

Quần thể di tích Nhị Thanh - Tam Thanh, Núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, Lạng Sơn

Là di sản văn hóa quí báu của nước ta nói chung, của tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Khu di tích đã được xếp hạng cấp Quốc Gia từ năm 1962

Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh Lạng Sơn
Nằm trong lòng thành phố Lạng Sơn, Động Tam Thanh thuộc quần thể di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh – Núi Tô Thị – Thành Nhà Mạc, cách ngã 6 Pò Soài khoảng 600m, đi theo đường Tam Thanh
Đây là một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng. Trong động có chùa gọi là chùa Tam Thanh (hay còn gọi là chùa Thanh Thiền).

Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh.

Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo Lạng Sơn
Là một điểm di tích nằm trong quần thể di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh – Núi Tô Thị – Thành Nhà Mạc, động Nhị Thanh cách ngã 6 Pò Soài khoảng 200m, đi theo đường Nhị Thanh.

Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sỹ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc Trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780. Ông đã có công lao to lớn trong việc mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh và xây dựng Lạng Sơn thành khu thương mại sầm uất.
Ngô Thì Sỹ là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Khi đỗ đạt làm Quan, để tưởng nhớ đến quê hương, Ông đã dùng hai chữ Thanh của quê hương đặt cho tên hiệu của mình là: Nhị Thanh cư sĩ và sau này khi phát hiện ra
Từ cửa sau của động Nhị Thanh, du khách có thể quan sát thấy cửa động Tam Thanh có đường đi bộ từ cổng sau Nhị Thanh sang động Tam Thanh với khoảng cách là 500m.
Phía bên phải động Nhị Thanh là chùa Tam Giáo (Tam Giáo Tự). Ngô Thì Sĩ cho rằng đạo là một mà thôi, Phật - Lão chỉ khác tên nhưng nội dung đều là Nho cả. Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca tuy tên là ba nhưng thực đạo đều thống nhất là một. Chính vì vậy Ông đã đưa 3 đạo vào thờ chung một chùa và gọi là chùa Tam Giáo.

Núi Tô Thị Lạng Sơn
Núi Tô Thị (còn gọi là núi Vọng Phu) là một ngọn núi tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa.
Núi Tô Thị không chỉ nổi bật ở cảnh quan tự nhiên, kiến trúc ngôi chùa động linh thiêng, độc đáo mà còn lưu giữ trong mình nhiều giá trị đặc biệt quan trọng về văn hóa, nghệ thuật và lịch sử gắn liền với các văn sĩ nổi tiếng như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Du.

Thành nhà Mạc Lạng Sơn
Thành nhà Mạc nằm cạnh núi Nàng Tô Thị. Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn là một căn cứ quân sự quan trọng, hiểm yếu trấn giữ con đường độc đạo nối giữa nước ta và Trung Quốc. Suốt cả thập niên cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII. Những thành lũy này thường lợi dụng địa hình tự nhiên như hai sườn núi tạo nên một lòng chảo khá rộng, chỉ việc xây thành bịt hai đầu. Đó là đặc điểm riêng của "Thành nhà Mạc" không giống với thành nhà Lê trước đó và thành nhà Nguyễn sau này
Thành được xây dựng bằng đá kiên cố, có lỗ châu mai. Thành dài 300m, mặt Thành dày 1m, cửa được bố trí thuận tiện cho việc phòng thủ. Lịch sử còn ghi lại rằng nhờ có Thành này, nhà Mạc đã làm cho nhà Lê - Trịnh phải khốn đốn hao binh tổn tướng.

Ải Chi Lăng, Lạng Sơn

Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua, thuộc huyện Chi Lăng. Chiều dài của Ải gần 20 km, là yết hầu của đường thông thương từ Việt Nam sang Trung Quốc. Ải có hai cửa: cửa phía bắc gọi là Quỷ Môn Quan; cửa phía nam gọi là Ngõ Thề (Lũy Ngõ Thề).

Đoàn thành Lạng Sơn

Di tích Thành cổ Lạng Sơn (hay còn gọi là Đoàn thành) nằm ở địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Thành có hình chữ nhật với chu vi hơn 1km chạy từ phía Nam hang Dê lên trường Cao Đẳng Sư phạm Lạng Sơn ra quốc lộ 1A cũ và ngược lên phía cầu Kỳ Cùng. Đoàn Thành Lạng Sơn được xây dựng từ lâu đời, là một trong những trấn án ngữ cửa ngõ phía bắc. Ở 4 cửa quay ra 4 hướng của Đoàn Thành là 4 ngôi đền: Cửa Đông, Cửa tây, Cửa Nam và Cửa Bắc, nơi thờ những vị thần trấn giữ, bảo vệ cho Thành.

Các điểm du lịch danh lam thắng cảnh tại Lạng Sơn

Du lịch Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn

Khu Du lịch sinh thái Cộng đồng Hữu Liên , Hữu Lũng , Lạng Sơn
Làng du lịch sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên (huyện Hữu Lũng) nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, cách hanoi 120km. Hữu Liên được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, ở giữa là rừng núi đất thấp và những thung lũng đồng ruộng, cảnh quan đẹp đặc sắc gồm các hang động suối ngầm và các hồ ngâp nước theo mùa. Ở đây có 5 dân tộc: Kinh , Tày , Nùng, Dao, Mông sinh sống

Trên địa bàn có khu rừng đặc dụng Hữu Liên, diện tích 8.293 ha nằm trên địa bàn của 3 huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan. Khu rừng này có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú với những dãy núi đá vôi hiểm trở nên đã tạo nên cảnh quan đẹp đặc sắc gồm các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nước theo mùa. Hoà cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Kinh…

Danh thắng Đồng Lâm: cách UBND xã khoảng 3 km về phía Bắc còn có một thảo nguyên xanh mướt rộng tới trăm héc ta với cảnh đẹp “sơn thuỷ hữu tình” là nơi lý tưởng tổ chức hoạt động ngoài trời , dã ngoại , píc níc.

Nếu khách đến đây từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, khi mùa mưa đến, nước sẽ dâng lê biến thảo nguyên Đồng Lâm thành một hồ nước giữa lòng núi , khách có thể trèo thuyền kayak hoặc ngồi bè chèo thuyền quoanh hồ..
Ẩm thực Hữu Liên đặc sắc: Bánh bí đỏ, bánh chưng cẩm, ốc núi, cá suối, nộm rau dớn…

Du lịch Bắc Sơn, Lạng Sơn

Bắc Sơn – Cách Ha noi 160 km Là Quê hương cách mạng, là huyện có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình. Nơi đây là nguồn gốc của nền văn hoá Bắc Sơn, là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ khảo cổ của người Việt thời tiền sử và là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn hào hùng.
Bắc Sơn có tiềm năng, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch leo núi… … Thời điểm đi Bắc Sơn đẹp nhất vào mùa lúa từ tháng 7 đến tháng 10…

Đỉnh núi Nà Lay
Cách trung tâm Bắc Sơn 10km ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, đây là địa điểm mà hầu hết khách du lịch Bắc Sơn đều đặt chân đến, bởi rất lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao, nhất là vào lúc hoàng hôn và bình minh
nhất là vào lúc hoàng hôn và bình minh đầy mê hoặc. Với 1.200 bậc thang đá cheo leo, ai quen leo núi sẽ mất chừng 30 phút, còn lại có thể loay hoay khoảng 1 giờ sẽ lên đến đỉnh. Và rồi cảnh sắc từ trên đỉnh Nà Lay sẽ là món quà xóa đi mọi vất vả, mệt mỏi trước đó. Nơi đây còn có trạm vi-ba để bạn có thể nghỉ ngơi trong lúc săn ảnh...

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn
Thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 80 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1B. Nơi đây có đồng bào dân tộc Tày sinh sống, với rất nhiều nhà sàn xây dựng theo lối truyền thống, tìm hiểu các làn điệu hát Then, đàn Tính, thưởng thức đặc sản hấp dẫn…

Du lịch Thác Đăng Mò
Thác Đăng Mò mang vẻ đẹp nên thơ, quanh năm tuôn chảy giữa núi rừng hoang sơ, thuộc địa phận huyện Bình Gia, chỉ cách thị trấn Bắc Sơn khoảng 20 km nên thường được kết hợp trong chuyến du lịch Bắc Sơn
Thác Đăng Mò còn được gọi là thác Mũi Bò, bởi theo người Tày địa phương, phía thượng nguồn có 2 dòng suối chảy cùng một hướng rồi nhập lại thành ngọn thác này. Từ đỉnh thác xuống đến chân thác chảy qua 3 tầng dá dài khoảng vài trăm mét

Du lịch Mẫu Sơn , Lạng Sơn

Mẫu Sơn là dãy núi cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, có diện tích 225 km2, chủ yếu dân tộc Dao sinh sống, thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, cách thành phố Lạng Sơn 30 km . Sườn phía bắc và phía nam Mẫu Sơn có 12 con suối khá lớn và nhiều ghềnh thác rất đẹp..

Độ cao trung bình của dãy núi từ 800 – 1.000 m so với mực nước biển, với trên 80 ngọn núi lớn nhỏ cao từ 600 m trở lên. Đỉnh Phjia Pò (Công Sơn) cao 1.541 m, cao nhất vùng đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh). Đỉnh Phjia Mè (Mẫu Sơn) cao 1520 m.

Nhiệt độ trung bình trên các điểm cao 15,5 C, mùa đông nhiệt độ ở Mẫu Sơn nhiều đợt xuống dưới độ âm; có băng giá và tuyết rơi, rất đẹp.

Mẫu Sơn có sản vật nổi tiếng: chè sơn tuyết, đào tiên, ếch hương, nấm hương, mật ong rừng, rượu men lá, tắm nước thuốc người Dao...

Linh địa cổ và Núi Phật Chỉ đều ở độ cao trên dưới 1100m
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc trên dãy Mẫu Sơn, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn.Có thể được xây dựng khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ XX.
Toàn bộ khu di tích linh địa cổ Mẫu Sơn có diện tích 24.400m2, được coi là vị trí “đắc địa”: Lưng tựa vào núi Mẹ Mẫu Sơn phía bắc hùng vĩ, mặt hướng ra vũng bồn địa Na Dương – Lộc Bình, phía nam sông nước đồng ruộng, bên phải phía tây là núi Cha quanh năm mây phủ, bên trái phía Đông là cánh rừng nguyên sinh
Thảm thực vật phong phú với nhiều loại gỗ quý : Tùng la hán, Trầm hương, các loài hoa Đỗ Quyên, ..Động vật hoang dã: lợn rừng, hươu, nai..

Núi Phật Chỉ:
Núi Phặt Chỉ (tiếng địa phương) còn có tên gọi Phật Chỉ thuộc một phần của thôn Khuổi Tẳng, Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Núi Phặt Chỉ là 1 trong 3 ngọn núi khá lớn trong dãy núi phía Tây Nam vùng núi Mẫu Sơn có độ cao trung bình khoảng 1.000m so với mực nước biển. Với diện tích trên 100ha, xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh có hệ động thực vật phong phú,có cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi…Hai bên sườn Đông và Tây núi Phặt chỉ là hai con suối Khuổi Cấp, Khuổi Tẳng nước trong vắt…

Suối Long Đầu huyện Lộc Bình , Lạng Sơn

Thuộc thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình.
Suối Long Đầu cách thị trấn Lộc Bình khoảng 9km, cách UBND xã Yên Khoái chừng 1km. Suối dài khoảng 10km, bắt nguồn từ núi Mẹ của dãy Mẫu Sơn hùng vĩ, chảy theo hướng Bắc Nam, qua địa phận thôn Long Đầu, xã Yên Khoái. Điểm cuối con suối là ra cầu Pò Lọi, thị trấn Lộc Bình để hòa vào sông Kỳ Cùng.

Hang Gió huyện Chi Lăng, Lạng Sơn

Nằm ở lũng Khòm thôn Sao Thượng B, xã Mai Sao, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn..được xếp hạng di tích lịch sử , văn hóa cấp quốc gia

Hang Gió còn có tên động Thông Gió, hoặc tên chữ là Mai Sao Phong Động. Quần thể di tích danh thắng Hang Gió bao gồm một vùng rộng lớn, với nhiều hang đá tự nhiên thuộc dãy núi Bó Nhàn từ thôn Sao Thượng tới trung tâm xã Mai Sao. Trong số đó nổi bật nhất là hang Gió, chiều dài hàng trăm mét, rộng đến 50 – 70 m. Hang có 2 tầng và một tầng hầm, ít ngách phụ. Vách hang có nhiều nhũ đá mang hình thù kỳ dị.

Lên Hang Gió phải bước lên 392 bậc hình chữ chi nối dài mới đến được hang. Sau đó thăm các hang khác xung quanh như Hang Công Chúa (tức hang Sân Khấu), hang Hoàng Tử (tức hang Sáng), hang Thiên Đình, hang Dơi, động Thủy Tiên (tức hang Nước)



Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Du lịch Lạng Sơn , Các điểm du lịch tại Lạng Sơn đạt 4.16 / 5 với 16 đánh giá