Theo địa lý tự nhiên Việt Nam được chia thành 3 miền Bắc - Trung - Nam. Theo hành chính Việt Nam tại thời điểm trước 30/6/2025 Việt Nam gồm 63 tỉnh thành phố. Sau ngày 30/6/2025 Việt Nam còn 34 tỉnh thành phố:
Trước ngày 30/6/2025 miền Bắc có 23 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung Ương là Hà Nội và Hải Phòng. Dự kiến từ ngày 1/7/2025 sau sáp nhập miền bắc còn 13 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương (15 tỉnh, TP). Như vậy Miền bắc giảm 10 tỉnh.
Trước ngày 30/6/2025 miền Trung có 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung Ương là Đà Nẵng và TP Huế. Sau 30/6/2025 miền Trung có 9 tỉnh và 2 TP trực thuộc Trung Ương là Đà Nẵng và Huế ( 11 tỉnh, TP). Giảm 8 tỉnh.
Trước 30/6/2025 miền Nam có 17 tỉnh và 2 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Sau 30/6/2025 miền Nam còn 6 tỉnh và 2 TP trực thuộc trung ương là TP Hồ Chí Minh và Cần thơ (8 tỉnh, TP). Giảm 9 tỉnh.
Sau sáp nhập nước ta có 34 tỉnh thành phố.Miền Bắc: 15 tỉnh, thành phố.
Miền Trung: 11 tỉnh, thành phố.
Miền Nam: 8 tỉnh, Thành phố.
Trước 30/6/2025 các tỉnh Miền Bắc bao gồm 23 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung Ương
Miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:
Các tỉnh Tây Bắc bộ bao gồm 4 tỉnh:
Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Vùng này chủ yếu nằm mặt Tây dãy núi Hoàng Liên Sơn phân chia Đông Bắc và Tây Bắc.
Các tỉnh Đông Bắc bộ bao gồm 11 tỉnh:
Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 8 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung ương
2 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội và Hải Phòng
8 tỉnh bao gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
15 tỉnh, TP miền Bắc sau sáp nhập
Sau sáp nhập Miên Bắc có 13 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc Trung Ương là Hà Nội và Hải Phòng.
7 tỉnh thành phố không sáp nhập tại Miền Bắc
1. TP Hà Nội
2. Sơn La.
3. Điện Biên.
4. Lai Châu.
5. Cao Bằng.
6. Lạng Sơn.
7. Quảng Ninh.
8 tỉnh Miền Bắc sau sáp nhập theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.