Nguyên tắc phân vùng lãnh thổ
Phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng, quy hoạch vùng phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của vùng. Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội là cơ sở để phân vùng.
Vùng kinh tế không tồn tại vĩnh viễn, mà có thay đổi cho phù hợp với thực tế phát triển. 1 tỉnh, 1 địa phương có thể thuộc nhiều vùng theo các tiêu chí, mục đích khác nhau
Miền Trung Việt Nam kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và chia thành vùng duyên hải Bắc Trung bộ, vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng cao nguyên Tây nguyên gồm Lâm Đồng, Đắc Nông, Đăk Lak, Gia Lai và Kôn Tum.
Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thuộc bắc Trung Bộ. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thuộc nam Trung Bộ. Đèo Hải Vân thuộc dãy núi Bạch Mã phân chia địa giới hành chính hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cũng là địa giới phân chia Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.
Tại sao đèo Hải Vân là ranh giới Bắc và Nam Trung Bộ ?
Địa hình và thời tiết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế là tương đồng, thuận lợi cho hoạch định các chính sách phát triển kinh tế cả vùng.
Trong khi đó, thời tiết và địa hình các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận cũng tương đồng cũng thuận lợi cho hoạch định chính sách phát triển kinh tế cả vùng.
Khí hậu của Huế và của Đà Nẵng hai tỉnh giáp ranh, nhưng thời tiết lại có sự khác biệt là do có dãy núi Bạch Mã (Một phần của dãy trường Sơn) chắn ngang ngang. Gió Đông Bắc từ phía Bắc tràn xuống phía nam, hơi lạnh và độ ẩm bị chặn lại, nên Đà Năng phía bên kia của đèo Hải Vân luôn ấm áp hơn, độ ẩm ít hơn Huế và các phía Bắc.
Chính vì lý do đó. Đèo Hải Vân, tức dãy núi Bạch Mã là ranh giới Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cũng trở thành địa giới vùng Bắc và Nam Trung bộ
Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ