Du lịch đảo Cồn Cỏ có gì, các điểm du lịch ở Cồn Cỏ

Du lịch đảo Cồn Cỏ có gì, các điểm du lịch ở Cồn Cỏ

Hanoi Etoco © Since 2001 - Chất lượng tạo nên sự khác biệt ! - Tel: (024)3516.0534 - 3518.7153 - 0983.35.36.54

Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ

Truyền thuyết và lịch sử hào hùng của đảo Cồn cỏ

Đảo Cồn Cỏ ở đâu, tỉnh nào, Cồn cỏ với Lãnh Hải Việt Nam

Đảo Cồn Cỏ chỉ có dện tích 2,3 km² với dân số khoảng 400 người (năm 2019), là cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ. Đảo nằm vắt ngang vĩ tuyến 17. Điểm gần đất liền nhất là Mũi Lay - 13 hải lý, cách Cửa Tùng 15 hải lý và cách Cảng Cửa Việt -17 hải lý. Cồn Cỏ là điểm A11 trên đường cơ sở xác định Lãnh Hải quốc gia.

Cồn Cỏ nằm trong hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng trong cuộc trường chinh giữ nước của quân và dân Quảng Trị như: Sông Bến Hải ; Cầu Hiền Lương; Vĩ tuyến 17; địa đạo Vịnh Mốc; Thành Cổ Quảng Trị...

Truyền thuyết đảo Cồn cỏ

Theo truyền thuyết xa xưa có một người rất khỏe tên Thồ Lồ, công việc hàng ngày của ông là đào đất đắp núi. Một lần ông Thồ Lồ gánh hai sọt đất quá nặng, không may đòn gánh bị gãy. Hai sọt đất văng ra hai phía. Sọt văng về phía núi thành ra động Lòi Reng (quả núi lớn hiện tại thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh). Sọt văng ra biển hóa thành đảo Cồn Cỏ... Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị còn có các tên gọi khác là Hòn Cỏ, Thảo phù, Con Hổ, hay Hòn Tổng.

Tóm tắt Lịch sử đảo Cồn Cỏ

Sau hiệp định Giơnevơ (1954) đất nước tạm chia cắt thành 2 miền ở vĩ tuyến 17 chờ tổng tuyển cử. Đảo Cồn Cỏ tuy nhỏ nhưng lại năm giữa vĩ tuyến 17. Mùa thu năm 1959, trước âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn lăm le chiếm đảo, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh và Chính uỷ E270 thuộc đặc Khu Vĩnh Linh, một trung đội 127 ly của Trung đoàn 270 quân đội nhân dân Việt Nam do thiếu uý Dương Đức Thiện chỉ huy vượt sóng gió trùng dương ra đảo; đúng 11h ngày 08/8/1959 lá cờ đỏ sao vàng được cắm lên đảo

Ở vị trí tiền tiêu, từ 1964 đến năm 1968, trong 1440 ngày máy bay Mỹ ném xuống Cồn Cỏ trên 13.000 quả bom các loại, hàng vạn quả rốc- két; 172 lần tàu chiến pháo kích trên 4 nghìn quả đạn pháo lên đảo. Bình quân mỗi cán bộ, chiến sỹ giữ đảo hứng chịu đến 39,3 tấn bom đạn; mỗi ha đất trên đảo chịu 22,6 tấn bom đạn.

Hơn 1.440 ngày đêm, quân ta chiến đấu 841 trận giữ đảo, bắn rơi 48 máy bay Mỹ các loại; bắn cháy và chìm 17 tàu chiến. Cồn Cỏ vinh dự 2 lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu đơn vị anh hùng; tặng thưởng 2 Huân chương Độc lập, 2 Huân chương Quân công, 4 Huân chương chiến công...

Du lịch đảo Cồn cỏ, các điểm du lịch ở Cồn Cỏ

Đi du lịch Cồn Cỏ mùa nào, tháng mấy

Thời điểm thích hợp nhất đi du lịch đảo Cồn Cỏ trong khoảng từ tháng 2-6, trong đó tháng 5-6 là thời điểm thời tiết nắng nóng, phù hợp hơn cho hình thức du lịch biển.

Từ tháng 7-11 là mùa bão thường gây ảnh hưởng đến vùng biển Quảng Trị, trong đó có Cồn Cỏ. Dịp này các bạn nếu có đi cần theo dõi thời tiết, nếu gặp bão vào có thể sẽ mắc kẹt dài ngày tại đảo

Các điểm du lịch tại đảo Cồn Cỏ

  • Đài Tưởng Niệm Anh Hùng Đảo Cồn Cỏ tại bến Nghè. Đây là nơi trong kháng chiến Chống Mỹ - Quân và dân Vĩnh Linh anh hùng đã tiếp tế vũ khí, lương thực cho bội đội chiến đấu bảo vệ đảo Cồn Cỏ với khẩu hiệu “Còn Vĩnh Linh còn Cồn Cỏ”. Đây cũng là điểm đón tia nắng đầu tiên trên đảo

  • Cụm “Cây Bàng vuông” trên 100 năm tuổi

  • “Hầm Quân y” tự nhiên nơi đã cứu sống bao chiến sỹ chiến đấu bảo vệ đảo trong những năm chiến đấu ác liệt

  • Hải đăng Cồn Cỏ và Cột cờ Cồn Cỏ

  • Đài quan sát Anh hùng Thái Văn A .
    Trong chiến tranh, anh Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao để xác định vị trí máy bay, tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu. Do có công lớn nên sau này tên của anh được đặt cho đài quan sát trên điểm cao 63 mét trên đảo Cồn Cỏ.

  • Bãi bển Bến Tranh, bãi tắm đẹp nhất trên đảo Cồn Cỏ nằm ngay bên Cầu Cảng..

  • Hệ sịnh thái biển. Vùng biển Cồn Cỏ hệ sinh thái san hô vô cùng phong phú và đa dạng với khoảng 109 hoài san hô khác nhau đang sinh sống. Trong số đó có san hô đỏ và san hô đen vô cùng quý hiếm…

  • Hệ sinh thái rừng. Rừng Cồn Cỏ chiếm 73,7 % tổng diện tích thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, trong đó có số cây bản địa có giá trị như: Bàng vuông; cây phong ba; dứa dại…


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
Du lịch đảo Cồn Cỏ có gì, các điểm du lịch ở Cồn Cỏ đạt 4.12 / 5 với 22 đánh giá