Những lễ hội độc đáo, độc lạ tại Châu Á

Châu Á-châu lục ẩn chứa vô vàn nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc với hàng nghìn lễ hội quanh năm. Mời bạn khám phá một vài lễ hội độc đáo nhất tại đây.

Lễ hội Phuket Vegetarian Festival rùng rợn, Thái Lan

Phuket Vegetarian Festival, hay còn gọi là lễ hội ăn chay được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm tại hòn đảo lớn nhất của Thái Lan đảo Phuket. Đây là thời điểm người dân xuống đường cầu nguyện và thực hiện một cuộc diễu hành khổ hạnh. Trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội, người tham gia phải thể hiện lòng sùng kính qua việc “bấm khuyên” bằng những vật dụng khủng khiếp và đáng sợ.

Lễ hội trẻ con khóc Nakizumo, Nhật Bản

Tháng 4 hàng năm, các bậc cha mẹ có con một tuổi háo hức mặc những bộ quần áo lạ mắt tới những địa điểm khác nhau ở Nhật Bản để tham gia Lễ hội trẻ em khóc Nakizumo với con của họ. Lễ hội là cuộc thi giữa các em bé, và đứa bé nào khóc đầu tiên sẽ là người chiến thắng. Những đứa bé được các sumo bế vào dohyo, nơi chúng sẽ phải đối mặt với các trọng tài sumo chế diễu chúng và các đô vật nhẹ nhàng chọc cho chúng khóc thé lên. Nếu các em bé tỏ ra cứng rắn hơn, mặt nạ tengu (quỷ chim) sẽ được mang ra để hù hoạ. Nếu các em bé khóc cùng lúc thì đứa bé nào khóc to và dữ hơn sẽ là người chiến thắng.

Lễ hội khác thường này được diễn ra với cái tên ban phước cho các em bé "naku ko wa sodatsu", được dịch là "các em bé khóc lớn khôn", có nghĩa rằng những đứa bé nào khóc sẽ lớn lên mạnh mẽ và khoẻ mạnh. Lễ hội cũng nhằm mục đích xua đuổi tà ma.

Sự kiện lớn nhất được tổ chức tại Asakusa, Sensoji và được tổ chức ở nhiều địa điểm khắp nước Nhật.

Lễ hội sắc màu Holi, Ấn Độ

Vào dịp lễ hội Holi, người dân Ấn Độ lại ném bột màu vào nhau thể hiện cho sự tự do và không phân biệt giai cấp vốn tồn tại trong xã hội. Lễ hội Holi hay còn gọi là "Lễ hội Sắc màu" tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng Phalgun tức tháng 3 hàng năm được tổ chức ở hầu hết mọi nơi trên đất nước Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia có cộng đồng người theo đạo Hindu sinh sống

Lễ hội Holi đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và sự khởi đầu của mùa xuân với hy vọng vào một mùa màng bội thu. Lễ hội này cũng kỷ niệm chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Phần lễ: Lập các gian lửa thiêu khu vực gần đền và các không gian mở khác. Trên giàn thiêu là một hình nộm tượng trưng cho Holika, người đã lừa Prahalad vào lửa. Vào đêm trước của lễ hội, thường đúng lúc hoặc sau khi mặt trời lặn, mọi người lại cùng nhau tụ tập và châm lửa các giàn thiêu. Nghi lễ này được gọi là Holika Dahan. Nghi lễ tượng trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Mọi người cùng hát hò và nhảy múa vui vẻ quanh đống lửa.

Phần hội Lễ hội Holi chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau và mọi người chơi đùa với màu sắc. Ai ai cũng nắm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném và phun màu vào những người khác. Ném bột màu vào nhau thể hiện cho sự tự do và không phân biệt giai cấp vốn tồn tại trong xã hội 

Lễ hội bùn Boryeong, Hàn Quốc

Lễ hội truyền thống thu hút hàng nghìn du khách này được tổ chức hàng năm tại bãi biển Daecheon, tỉnh Chungcheongnam, miền Bắc Hàn Quốc vào tháng 7 hằng năm.

Hàng tấn bùn được đào lên và cung cấp cho rất nhiều hoạt động như mát xa bùn, thi vật nhau trên bùn, chạy đua trong bùn, thi trượt bùn, múa hát trong bùn, thi chồng người lên nhau làm thành kim tự tháp bùn và đặc biệt là cuộc thi tìm ra một Ông vua bùn. Du khách sẽ được những chiếc vòi rồng phun bùn vào người.

Họ bôi bùn lên mặt, lên quần áo của nhau khiến ai cũng trở nên nhem nhuốc, thậm chí có người còn vô tình nuốt luôn cả bùn vào trong miệng. Lễ hội này được quảng bá khá thông minh khi giới thiệu các loại bùn trong lễ hội với khả năng chữa bệnh nên ngày càng thu hút du khách đến Daecheon.

Lễ hội té nước Songkran của Thái Lan

Thời gian diễn ra lễ hội té nước Songkran Thái Lan là ngày 13-15/4 hàng năm. Tập tục té nước vào năm mới ở Thái Lan đã có từ lâu đời tuy nhiên đến năm 1941 mới được Hoàng Gia Thái Lan chính thức ấn định ngày tổ chức.

Lễ hội té nước cũng chính là ngày Tết cổ truyền của người Thái. Không giống với ngày Tết cổ truyền của các nước khác, lễ hội Songkran Thái Lan mang tính cộng đồng, thu hút càng nhiều người thì lễ hội càng lớn. Vì vậy, đây không chỉ là một dịp sum họp gia đình trong năm, mà còn là một cơ hội giao lưu, kết bạn giữa người dân và các khách du lịch Thái Lan.

Lễ hội cầu sinh đẻ, lễ hội Kanamara, Nhật Bản

“Lễ hội Kanamara” là lễ hội được tổ chức tại đền Kanayama thành phố Kawasaki vào tháng 4 hàng năm. Lễ hội có cả kiệu rước có hình dạng giống như bộ phận sinh dục của nam, lễ hội được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới.

Tại lễ hội cầu mong con cái này, các bạn có thể thưởng thức đoàn diễu hành đặc sắc, không những thế còn có thể mua các loại bánh kẹo, quà tặng có hình dạng giống như bộ phận sinh dục nam. “Lễ hội Kanamara” là lễ hội có ý nghĩa đối với rất nhiều người. Lễ hội này nhằm cầu mong con cái, và ước nguyện cho toàn thế giới không có sự phân biệt về các giới tính, buôn bán phát đạt, vợ chồng thuận hòa.

Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Lễ hội dọa trẻ em khóc Nhật Bản%> Lễ hội dọa trẻ em khóc Nhật Bản
  • Lễ hội sắc màu Ấn Độ%> Lễ hội sắc màu Ấn Độ
  • Lễ hội té nước Thái Lan%> Lễ hội té nước Thái Lan
  • Vegetarian Festival, còn gọi là lễ hội ăn chay tổ chức vào đầu tháng 10 tại PhuKet Thai Lan%> Vegetarian Festival, còn gọi là lễ hội ăn chay tổ chức vào đầu tháng 10 tại PhuKet Thai Lan

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?