Lễ hội Phồn Thực là gì? Các lễ hội Phồn Thực ở Việt Nam

Lễ hội Phồn Thực là gì? Các lễ hội Phồn Thực ở Việt Nam

Tín ngưỡng phồn thực diễn ra nhiều nơi trên thế giới chủ yếu ở các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp. Việt Nam tín ngưỡng phồn thực phát triển mạnh mẽ bởi người xưa tin rằng; năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay con người đều có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng.


Lễ hội phồn thực là gì?

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về "Phồn Thực", nhưng đều có chung một định nghĩa: Phồn có nghĩa là nhiều; Thực có nghĩa là nảy nở. Phồn thực là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục của nam và nữ hoặc thờ hành vi giao phối để nói về ước vọng phồn sinh. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam là tín ngưỡng thờ cơ quan sinh dục của nam, nữ và hành vi giao phối.

Các lễ hội Phồn Thực ở Việt Nam

Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc Phú Thọ

Lễ hội diễn ra ngày 11 và 12 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Miếu Đụ Đị xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình phộc" diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng Giêng ở được xem là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt

Đặc biệt sau phần lễ, ánh sáng trong miếu đều tắt, chủ tế hô “linh tinh tình phộc”, hai nhân vật chính ( nam cởi trần đóng khố cầm nõ tượng trưng cho sinh thực khí nam; nữ mặc váy, đeo yếm đào cầm nường tượng trưng cho sinh thực khí nữ làm các thao tác tượng trưng hoạt động giao hợp). Ba lần đâm trúng – mùa màng tươi tốt, bội thu; hai lần – được mùa; một lần là làm ăn kém….

Lễ hội rước "Của quý" Ná Nhèm Lạng Sơn

Lễ hội diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng tại Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày là "bôi nhọ mặt") là lễ hội truyền thống của người Tày Lạng Sơn, tưởng niệm vua Mạc Thái tổ - Mạc Đăng Dung. Trong số các lễ vật dâng vua có hai vật tế gây chú ý nhất là tàng thinh và mặt nguyệt (sinh thực khí nam và nữ) tượng trưng cho mong muốn con đàn cháu đống, duy trì nòi giống, dòng họ.

Hội làng Đồng Kỵ Bắc Ninh

Lễ hội diễn ra ngày 6 tháng giêng hàng năm. Phần hội có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) , kêt thúc hội hai sinh thực khí được đốt đi lấy tro chia cho mọi người mang ra rắc ngoài đồng để mùa màng thêm xanh tươi tốt. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra.

Lễ hội “Ông Đùng bà Đà” tỉnh Thái Bình

Lễ hội diễn ra vào ngày 14-4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ bà chúa Muối làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Lễ hội là nơi gửi gắm mong muốn ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào...


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc - Phú Thọ%> Lễ hội Linh Tinh Tình Phộc - Phú Thọ

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?