Vài nét về đất nước Thái Lan
Thái Lan nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Đông Nam Á và là một đất nước tự do và cởi mở, Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở việc quốc gia này công nhận người chuyển giới và nơi này là nơi lý tưởng cho những người chuyển giới.
Thái Lan cũng có những đặc trưng riêng biệt để thu hút du khách thăm quan như Bangkok sôi động, Pattaya- thành phố ma quỷ, Chieng Mai nơi có dân tộc cổ dài, Puket với bãi biển tuyệt đẹp và những resort sang trọng... Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý tại quốc gia này bạn cần biết để có những ngày thuận tiện trên đất Thái.
Vị trí địa lý, thủ đô, diện tích, dân số
Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là “xứ sở của tự do. Vương quốc Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Phía Tây và phía Bắc giáp với Myanmar. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Lào. Phía Đông Nam giáo với Campuchia và phía Nam giáp với Malaysia. Diện tích: 513.115 km2, dân số hơn 65 triệu người, trong đó người Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số (Môn, Khmer, các dân tộc người vùng cao). Băng Cốc, là thủ đô nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km2 và
Khí hậu, ngôn ngữ, tôn giáo
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới 3 mùa rõ rang: Mùa nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa nhưng nắng nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 , và mùa mát từ tháng 11 đến tháng 1. Ở Thái Lan tương đối nóng vì nhiệt độ trung bình ở đó khoảng 32-35 độ, cao hơn ở Việt Nam. Thái Lan là đất nước của du lịch, ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Thái, thì tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi, nhất là tại các chợ và các trung tâm thương mại. Tôn giáo: Phật giáo (95%), Hồi Giáo (4%) và các tôn giáo khác (1%).
Biểu tượng đặc trưng của Thái Lan
• Chùa Vàng
• Tuk Tuk
• Ẩm thực đường phố
• Chợ cuối tuần Chatuchak
• MBK (Trung tâm mua sắm Thái Lan)
• Vespa • Những ngôi nhà cao tầng
• Pratunam (Khu chợ nổi tiếng Thái Lan)
• Patpong (“con đường tội lỗi” của Bangkok)
• Muay Thái môn thể thao phổ thong ở Thái Lan
Tiền tệ
Đơn vị tiền tệ của Thái Lan là Bạt (Bath). Mỗi du khách rời Thái Lan không được phép mang quá 50.000 bạt tiền Thái Lan.
Điện thoại – Internet ở Thái Lan
Hiện tại tất cá các số điện thoại (cho các cuộc điện thoại nội vùng và đường dài trong nước) đều có 9 chữ số.
Khi thực hiện cuộc gọi quốc tế tới Thái Lan, thêm 66 và bỏ số 0 ở đầu.
Khi thực hiện cuộc gọi quốc tế từ Thái Lan, trước tiên quay 001 + Mã nước + Mã vùng + số điện thoại.
Wifi miễn phí ở Thái Lan có mọi nơi để phục vụ khách du lịch trong các nhà hàng, quán cafe.
Nhưng sử dụng sim 3,4 G là giải pháp tốt nhất để có thể truy cập internet ở mọi nơi mà không bị gián. Sim thì có thể mua tại sân bay. Giá cho 1 SIM 3G/4G Thái Lan là khoảng 299 baht (tầm 210.000 VND) đến 350 baht (250.000 VND).
Đi lại ở Thái Lan
Đi bằng máy bay là hình thức giao thông tiện lợi nhất cho hầu hết những người tới Thái Lan du lịch. Các chuyến bay nội địa cũng rất tiện, tiết kiệm thời gian đi lại cho bạn. Sân bay Suvarnabhumi hiện nay là điểm trung chuyển lớn nhất Đông Nam Á, các chuyến bay quốc tế đi châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi từ Việt Nam thường transit tại sân bay Thái Lan này.
Các hãng vận tải nội địa phục vụ cho hầu hết các thành phố lớn cấp tỉnh có mặt khắp nơi trên cả nước.
Dịch vụ tàu hỏa nối liền Bangkok với tất cả các vùng trên cả nước với mức giá hợp lý.
Tại Bangkok – phương tiện giao thông vô cùng đa dạng, từ xe buýt, tàu điện ngầm cho đến phương tiện đường thuỷ như tàu, thuyền đều đủ cả.
Grab hoặc Taxi là phương tiện nhanh nhất với giá cả chấp nhận được khi chia theo đầu người. Tuy nhiên, không nên chọn xe hơi vào giờ cao điểm vì sẽ gặp kẹt xe tận 2 – 3 tiếng rất lâu. Thay vào đó, hãy chọn Sky train và tàu điện ngầm khi di chuyển.
Khi đi tham quan tại các thành phố du lịch khác như Chiangmai, Pattaya.. Grab hoặc Taxi vẫn là lựa chọn ưu tiên hơn cả. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn tuk tuk, thuê xe đạp hoặc xe máy để du hí. Và đừng quên trả giá trước khi sử dụng.
Lưu ý rằng Thái Lan chạy xe bên tay trái chứ không chạy bên phải như Việt Nam
Những ngày lễ đặc biệt ở Thái Lan
- Lễ hội té nước – Tết Songkran Songkran diễn ra từ ngày 13 – 15/4 hàng năm, Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, là Tết cổ truyền đón năm mới của người dân Thái Lan Mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa đi hết những buồn phiền đón mừng năm mới.
- Lễ hội hoa đăng Loy Krathong là lễ hội lớn thứ 2 trong các lễ hội ở Thái Lan tổ chức vào đêm trăng rằm tháng 12 theo lịch âm. Loy Krathong là một lễ hội truyền thống đã có lịch sử từ hơn 700 năm với ý nghĩa để tỏ lòng tôn kính với thần Nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động không phải của con người trong cuộc sống hằng ngày khi đã làm ô nhiễm nguồn nước của người.
- Lễ hội Phật giáo Khao Phansa: Lễ hội này được bắt đầu vào tháng 7 hằng năm, xem như là lễ mở đầu cho mùa An cư của Phật tử. Vào ngày lễ này, những tăng nhân sẽ không rời khỏi chùa, còn những người dân sẽ cúng dường, bái lễ, cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
- Lễ hội hoàng gia: Được tổ chức trọng thể vào ngày sinh nhật nhà vua và sinh nhật hoàng hậu. Những ngày này, các trường học và cơ quan nhà nước đều được trang hoàng cẩn thận, các khu vực ở xung quanh Hoàng cung Bangkok được thắp đèn rực rỡ.
Những việc nên làm và không nên làm tại Thái Lan
Những điều nên làm |
Những điều không nên làm
|
Tôn trọng Nhà Vua, Hoàng Gia, Các nhà sư |
Không sờ đầu người khác
|
Cởi giầy dép khi vào chùa hoặc nhà ai đó |
Không dùng chân chỉ vào người hoặc đồ vật khác
|
Tôn trọng chế độ quân chủ và Quốc Kỳ Thái Lan |
Không để chân lên bàn
|
Hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh cùng người khác |
Không ôm một vị tu sĩ, Nữ giới không được chạm vào nhà sư
|
Luôn hòa nhã vui vẻ với mọi người |
Không thể hiện tình cảm nơi công cộng
|
Người Thái thường không bắt tay khi chào nhau. Thay vào đó họ áp hai bàn tay vào nhau trong tư thế cầu nguyện gọi là vái. |
Không huýt sáo trong đêm, vì họ cho rằng tiếng huýt sáo trong đêm sẽ gọi ma quỷ về
|
Khi đi mua sắm
Nên để ý kỹ hàng hóa và mặc cả khi mua hàng Các cửa hàng tại TTTM yết giá cố định
-Lấy biên lai cho hàng hoá đã mua và kiểm tra biên lai trước khi rời cửa hàng.
- Những cửa hàng có uy tín sẽ viết thoả thuận đồng ý hoàn lại nguyên tiền cho bất cứ mặt hàng nào được trả trong vòng 90 ngày. Nếu một cửa hàng từ chối làm việc này thì bạn nên đi nơi khác
- Những thứ nên mua ở Thái Lan: Các loại quần áo, giầy dép, Dầu gió, dầu Masage Thái, Mỹ phẩm, Đồ trang sức bạc, trà sữa Thái
- Khi mua sắm tại chợ đêm, chợ trời, phiên chợ cuối tuần hoặc tại trung tâm thương mại không niêm yết giá như Platinum, bạn có thể trả giá khi mua đồ. Tuy nhiên, đừng kì kèo quá lâu và trả giá quá thấp vì theo kinh nghiệm du lịch Thái Lan thì người bán cũng không nói thách quá nhiều đâu.
- Không mua trang sức, đá quý trên đường phố, vì khả năng hàng giả là rất cao. Bạn nên đến các cửa hàng lớn sẽ yên tâm về chất lượng.
- Các hình ảnh, vật dụng có liên quan đến tượng Phật đều không được mang ra khỏi Thái Lan, bạn lưu ý khi mua đồ lưu niệm nhé.
Ẩm thực Thái Lan
Nghệ thuật ẩm thực Thái Lan nổi tiếng trên khắp thế giới. Dù đó là món cay hay món rất nhạt, sự hài hoà là nguyên tắc xuyên suốt trong mỗi món ăn. Về cơ bản. nghệ thuật ẩm thực Thái Lan là sự hôn phối giữa các ảnh hưởng phương Đông và phương Tây được kết tinh qua nhiều thế kỷ để tạo nên một nét rất “Thái Lan”. Các món ăn đặc trưng của Thái Lan bao gồm: Tipit: Tibit có thể làm món khai vị, ăn kèm, ăn lót dạ hoặc ăn vặt.Chúng có thể là nem, satay hay bánh gạo rán phồng rắc rau thơm. Tipit đại diện cho bản tính thích khôi hài và sáng tạo của người Thái. Salat: Sự hài hoà giữa các vị và rau thơm là đặc điểm chủ đạo của món Salát. Những vị chính là chua, ngọt và mặn. Gia vị có thể ít hay nhiều tuỳ thuộc vào cấu trúc món ăn và thời điểm phục vụ.
Những điều cần lưu ý khác
- Thông tin đại sứ quán Đại sứ quán nước CHXHCN Viêt NamTại vương quốc Thái Lan:
Địa chỉ: 83/1 Wireless Road, Lumpini, Pathumwan, Bangkok 10330, Thailand
Điện thoại Tổng đài: (+66) 22515838; (+66) 22517202 Fax: +66 (0) 2 251 7201; +66 (0) 2 251 7203
Email: vnemb.th@mofa.gov.vn
Giờ làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 Sáng: 08:30-12:00 Chiều: 14:00- 17:30