Tổ chức giáo hội Công giáo Việt Nam

Đạo Công giáo, Giáo hội Công giáo là một tổ chức có quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới. Giáo hội Công giáo có 04 đặc điểm là: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo cách hiểu thì: duy nhất là chỉ có 01 giáo hội Công giáo Rô Ma trong đó các tín hữu sẽ cùng đức tin, cùng chịu các bí tích, cùng phục quyền giáo hoàng; thánh thiện là giáo hội thiêng liêng do chúa Giê Su tạo lập, là cội nguồn của sự thánh thiện; Công giáo là ý nghĩa chung phổ quát; tông truyền là giáo hội được truyền thừa từ thời các tông đồ. Từ các đặc điểm trên, Giáo hội công giáo xây dựng một hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội vô cùng chặt chẽ.

Tổ chức giáo hội công giáo

Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo gồm có ba cấp hành chính chính thức là: Giáo triều Vatican, Giáo phận (hay còn gọi là giáo hội địa phương) và giáo xứ (hay còn họi là giáo hội cơ sở). Ngoài ra, Giáo hội Công giáo còn có các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt.

Giáo hội Công giáo phân các chức vụ theo chức thánh gồm: Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngoài các chức vụ này còn có thêm tước vị Hồng Y. Những người được nhận các chức vụ nói trên là nhận các chức Thánh để thực hiện các hoạt động mục vụ và bí tích của Giáo hội.

Giám mục do Giáo hoàng chọn và chỉ định. Giám mục được các quyền: tấn phong chức Giám mục theo sự bổ nhiệm của Giáo hoàng, Giám mục được truyền chức linh mục và phó tế, chấp nhận lời khấn dòng của các tu sĩ, đồng thời có quyền ban tất cả bí tích cho giáo dân. Các Giám mục cũng là những người trực tiếp cùng với Giáo hoàng chia sẻ quyền lực của giáo hội trên toàn cầu để quản trị Giáo hội Công giáo Rôma.

Về mặt địa giới. Giáo Hoàng cai quản Giáo triều, Giám mục cai quản giáo phận (Tổng giám mục cai quản nhiều giáo phận), Linh mục cai quản giáo xứ, Phó tế cai quản Giáo Họ. Tuy nhiêu, tùy vào tình hình thực tế, việc phận định cai quản có thể thay đổi ( VD Phó tế có thể cai quản giáo xứ)

Tổ chức giáo hội Công giáo Việt Nam

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, thiết lập các giáo phận chính tòa và nhóm thành 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 đơn vị giáo phận. Quản trị mỗi tổng giáo phận là một tổng giám mục (có thể mang thêm tước hồng y), và quản trị mỗi giáo phận là một giám mục. Như vậy, Giáo Tỉnh sẽ do tòa thánh Vatican quyết định, Việt Nam có 3 giáo tổng trực thuộc tòa thánh Vatican

Các giáo tỉnh Việt Nam

Giáo tỉnh Hà Nội hiện nay có 11 giáo phận bao gồm:  Giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn và Cao Bằng, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh và Hà Tĩnh. Trưởng giáo tỉnh này là vị tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội là Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên từ năm 2018. Số giáo dân thuộc giáo tỉnh Hà Nội khoảng 2,2 triệu người

Giao tỉnh Huế có 6 giáo phận gồm: Giáo phận Huế, Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Nha Trang, Kontum, Qui Nhơn với khoảng 1,2 triệu giáo dân

Giáo tỉnh Sài Gòn có 10 Giáo phận bao gồm: Giáo phần Sài Gòn - TP HCM, Bà Rịa, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Vĩnh Long, Xuân Lộcvới khoảng 3,3 triệu giáo dân

Tổng số giáo dân Việt Nam tại thời điểm 2018 có khoảng: 6,7 triệu người

Giáo Phận, Giáo Hạt, Giáo Xứ và Giáo Họ

Giáo Phận được chia làm nhiều giáo Hạt. Ví dụ giáo phận Hà Nội có 7 Giáo Hạt bao gồm: Giáo Hạt Chính Tòa, Giáo Hạt Phủ Lý, Giáo Hạt Lý Nhân,, Giáo Hạt Nam Định, Giáo Hạt Phú Xuyên, Giáo Hạt Thanh Oai, Giáo Hạt Mỹ Đức – Hoà Bình

Trong mỗi giáo Hạt có nhiều giáo xứ ví dụ Giáo hạt chính tòa có giáo xứ Chính tòa, giáo xứ Hà Long, Tân Lạc, Hàng Bột, Thái Hà, Hà Đông, Cổ Nhuế ...

Trong mỗi giáo xứ có 1 hoặc nhiều giáo họ hoặc không có giáo họ. Ví dụ Giáo xứ Tân Lạc có 1 giáo họ là Bạch Mai. Giáo xứ Cổ Nhuế có 6 giáo họ là: Giáo họ Đình Quán, Giáo họ Đức Diễn, Giáo họ Hoàng Thôn, Giáo họ Phú Mỹ, Giáo họ Phúc Lý, Giáo họ Tây Tựu. Giáo phận, giáo hạt, giáo xứ, giáo hạt do Giáo Tỉnh quyết định.

Giáo phận có số giáo dân đông nhất là giáo phận Xuân Lộc tại Đồng Nai với 960.000 giáo dân. Giáo phận có số giáo dân ít nhất là Lạng Sơn Cao bằng với 6227 giáo dân

Giáo phận có số giáo dân nhiều nhất / diên tích là Bùi Chu với 413.000 giáo dân / 1.350Km2. giáp phận Hà Nội 314.000 giáo dân / 7000Km2

Hội đồng giám mục Việt Nam

 Hội đồng Giám mục Việt Nam là hội đồng của các giám mục Việt Nam. Mục đích của hội đồng là các giám mục Công giáo cùng nhau thi hành chức vụ mục tử trong Hội Thánh Công giáo, đặc biệt đưa ra những hình thức và phương pháp hoạt động tông đồ phù hợp với hoàn cảnh của thời đại (GM III, 38).

Tất cả các giám mục người Việt đang sinh sống tại Việt Nam, kể cả các vị hồi hưu, đều là thành viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh của Tổng giáo phận Huế (từ 2016). Phó Chủ tịch là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.


Nếu hữu ích xin bạn click quan tâm để ủng hộ
  • Bản đồ các Giáo phận tại Việt Nam%> Bản đồ các Giáo phận tại Việt Nam

Bây giờ đi đâu, Đi đâu bây giờ ?